Thứ Tư, 17/10/2018 18:38

Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu vaccine COVID-19 của Moderna

Đến nay, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 2 loại vaccine phòng COVID-19 là COVID-19 Vaccine AstraZeneca và SPUTNIK V cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019Nhật Bản nỗ lực để tổ chức thế vận hội, các nước khác chống dịch trong cùng tâm thếVaccine COVID-19 không tiêm hết tại các địa phương sẽ được Bộ Y tế thu hồiNghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZenecaMỹ tạm dừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & JohnsonTỉnh đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 2Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”

Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc nhập khẩu vaccine Moderna của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex. Liên quan đến nội dung này, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức.

Theo đó, Bộ Y tế thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 19/02/2021, Bộ Y tế đã ban hành các Công văn số 1438/QLD-KD ngày 23/02/2021 và số 2511/QLD-KD ngày 23/03/2021 yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc; xuất khẩu, nhập khẩu thuốc về việc tăng cường, đa dạng hóa nguồn cung vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp đã có văn bản gửi về Bộ Y tế thông báo về việc đã tìm kiếm, liên hệ với các nguồn cung ứng vaccine phòng COVID-19 (AstraZeneca, Pfizer, Johnson & Johnson, Sputnik V, Moderna, Sinovac, Curevac…) nhập khẩu từ các nước Anh, Mỹ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc…

Bộ Y tế hoan nghênh nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng vaccine đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và đúng nguồn gốc xuất xứ để cung cấp vào Việt Nam trong thời gian sớm nhất theo đúng quy định của pháp luật. Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) là đơn vị trực tiếp hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu vaccine phòng, chống dịch COVID-19 về Việt Nam.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu do các doanh nghiệp cung cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 2 loại vaccine phòng COVID-19 là COVID-19 Vaccine AstraZeneca và SPUTNIK V cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việc xem xét, phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 được Bộ Y tế thực hiện theo đúng quy định.

Đến nay, Bộ Y tế mới chỉ nhận được các văn bản của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex thông báo về chủ trương tìm kiếm đối tác cung ứng vaccine phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (Moderna) để nhập khẩu về Việt Nam và chưa nhận được hồ sơ của Vimedimex đề nghị phê duyệt vaccine phòng COVID-19 do Công ty Moderna sản xuất.

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước có thông tin về các vụ gian lận, lừa đảo trong việc mua bán vaccine phòng COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam. Ngày 10/3/2021, Bộ Y tế đã có thông báo khuyến cáo các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp vaccine phòng COVID-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại.

Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ vaccine phòng COVID-19 theo điều 67 Nghị định 54/2017/ND-CP Chính hướng dẫn thi hành Luật Dược năm 2016, đảm bảo vaccine được phê duyệt đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.