Chủ Nhật, 06/03/2016 10:00

Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Nga

Tầm quan trọng của Việt Nam đặc biệt được nhấn mạnh khi tới đây Nga sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, tập hợp khá đông lãnh đạo các nước châu Á

Nga, Nhật Bản ký kết 40 thỏa thuận tại Diễn đàn Kinh tế Phương ĐôngDiễn đàn Kinh tế phương Đông quy tụ 4.200 người từ khắp thế giớiTổng bí thư thăm Nga: Làm sâu sắc toàn diện quan hệ song phươngTổng thống Putin: Quan hệ Nga-Việt Nam đang phát triển tốt đẹp

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam hôm 5/9 đã tới Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga tới ngày 8/9 theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngay sau khi đến thủ đô của Liên bang Nga, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev tại Nhà khách Chính phủ. 

Trước đó, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể ngay tại sân bay Vnukovo 2 ở Moscow. Quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Liên bang Nga, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Đội quân danh dự diễu binh trong tiếng nhạc hùng tráng. 

Các quan chức Nga cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam.

 

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Vnukovo 2 ở Moscow Ảnh: TTXVN

 Là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam sang Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin tái cử (tháng 3/2018), chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Giám đốc Viện Viễn Đông Sergey Luzianin cho rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ làm sâu sắc thêm một cách có chất lượng, có trách nhiệm ở các phương diện kinh tế, chính trị, nhân đạo trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.  

Vị chuyên gia này nhấn mạnh quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga ngày nay còn có vai trò quan trọng khi tình hình khu vực và thế giới đang ở trong điều kiện mới: Nga tăng cường chính sách "Hướng Đông", cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những thay đổi trong quan hệ Nga - Trung Quốc.

Tầm quan trọng của Việt Nam đặc biệt được nhấn mạnh khi sắp tới đây, Nga sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, tập hợp khá đông lãnh đạo các nước châu Á. Trong điều kiện chính sách trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp dụng với Nga thì việc khai phá và chiếm lĩnh vị thế trên thị trường châu Á, trong đó có thị trường Việt Nam, là định hướng rất quan trọng đối với Liên bang Nga.

 Trong khi đó, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước phương Đông thuộc Đại học Quốc gia St. Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov nhấn mạnh từ năm 1986, nhờ đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu xuất sắc, trở thành "con hổ châu Á mới".

Giám đốc Viện nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Nga, Vladimir Mazyrin nêu bật đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam với vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản; đặc biệt nhấn mạnh đến uy tín cá nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà ông kiên quyết tiến hành tại Việt Nam và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ quốc tế.  

Theo Vietnam+ 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.