Thứ Ba, 22/04/2014 14:20

Vợ chồng “bồ câu” làm giàu từ bồ câu thương phẩm

Nuôi chim bồ câu thương phẩm của hai vợ chồng trẻ Đoàn Trương Cao Nguyên và Nguyễn Thị Vân Anh tại xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc) đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Kiểm tra các lồng chim

Thu nhập cao

Về đến Đá Bạc, xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc), hỏi trại nuôi chim bồ câu Bắc Sơn của đôi vợ chồng trẻ này ai cũng biết. Tiếp chuyện chúng tôi là chị Nguyễn Thị Vân Anh, năm nay vừa mới 25 tuổi.

Vân Anh kể, chồng quê ở Quảng Nam, sau khi cưới nhau, cả hai quyết định về quê Lộc Điền sinh sống. Lúc đó, chồng cô đang công tác tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, còn cô là sinh viên Cao đẳng Sư phạm mới ra trường. Năm 2012, hai vợ chồng bắt đầu “khởi nghiệp” với nghề chăn nuôi bằng 20 cặp bồ câu giống. “Thú thật, ban đầu vợ chồng em dự định nuôi để bồi bổ sức khỏe cho con, không nghĩ sẽ phát triển kinh tế, xây dựng một trang trại lớn như thế này. Chỉ sau vài tháng nuôi, chim phát triển rất nhanh, từ  20 cặp ban đầu tăng lên 30, rồi 40…”, Vân Anh cho biết.

Sau khoảng thời gian ngắn, số lồng nuôi không thể đáp ứng đủ nhu cầu sinh sản của chim mẹ, hai vợ chồng quyết định mang hết toàn bộ tiền mà bố mẹ hai gia đình cho lúc đám cưới để xây trang trại và mua chim giống về mở rộng quy mô. Tổng chi phí đầu tư hết 50 triệu đồng.

Theo Vân Anh, kỹ thuật nuôi chim bồ câu khá đơn giản. Mỗi ngày cho chim ăn ba lần, thức ăn dễ kiếm, bao gồm bột, gạo và bắp, chia theo tỷ lệ: 1 bột, 1 gạo và 1/2 bắp. Điều phải chú ý nhất là máng ăn của chim phải luôn sạch và khô ráo, phải thay hằng ngày. Khoảng 2-3 ngày mới làm vệ sinh chuồng trại một ngày. Cần chú ý che chắn gió xung quanh, những lúc thay đổi thời tiết, không để gió “độc” lùa vào, dễ làm chim bị bệnh.

Hiện cả hai vợ chồng trẻ đang có 500 cặp chim giống, trung bình mỗi tháng, chim bố, mẹ sinh sản một cặp chim con. Thời điểm bán chim là lúc chim con vừa “ra ràng”, khoảng nửa tháng sau khi nở. “Trung bình mỗi ngày, trại em xuất ra thị trường khoảng 50 con bồ câu thịt, với giá 50 nghìn/con, trừ tiền thức ăn, công một người chăm sóc, mỗi tháng thu nhập từ nuôi chim của hai vợ chồng em từ 15-18 triệu đồng”, Vân Anh chia sẻ.

Nhân rộng

Chị Lê Thị Huyền Giang, Bí thư Xã đoàn Lộc Điền cho biết, Đoàn Trương Cao Nguyên và Nguyễn Thị Vân Anh là thanh niên tiêu biểu của xã trong phong trào “xung kích phát triển kinh tế xã hội”. Khó khăn lớn nhất của các thanh niên là vốn ban đầu. UBND xã và chi đoàn đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Phú Lộc, tạo điều kiện cho thanh niên trẻ vay vốn, lập nghiệp ngay trên quê hương Lộc Điền.

Nguồn chim bán thịt của trang trại hai vợ chồng Vân Anh không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các nhà hàng đến tận nơi thu mua.

“Kỹ thuật, quy trình nuôi vợ chồng em đã thành thạo, mục tiêu của cả hai vợ chồng em sang năm sẽ tăng tổng số chim bố, mẹ lên 3.000 cặp. Hiện vợ chồng em đã đầu tư thêm 100 triệu đồng, mở rộng trang trại. Dự kiến, từ 250 lồng lên 1.500 lồng, hoặc có thể hơn nữa, tùy vào thị trường tiêu thụ ổn định hay không. Khó nhất hiện nay là tìm được nguồn giống chất lượng. Ở Huế chưa có cơ sở nào có thể cung ứng được nguồn giống tốt và có số lượng lớn. Thời gian đến, khi mở rộng trang trại xong, chắc mình sẽ ra Bắc Giang để mua chim giống”, Cao Nguyên cho hay.

Ngoài trang trại của hai vợ chồng Cao Nguyên và Vân Anh, hiện tại xã Lộc Điền đã có thêm một số hộ vay vốn ngân hàng để xây dựng trang trại nuôi chim bồ câu. Bà Phan Thị Mừng, một hộ mới triển khai mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm cho biết: “Tôi mới mua 10 cặp chim từ vợ chồng cháu Vân Anh để về nuôi. Hai cháu hứa sẽ hướng kỹ thuật nuôi và cung cấp giống nếu tôi nuôi hiệu quả. Hy vọng con chim bồ câu sẽ giúp gia đình tôi phát triển kinh tế”.

Đức Quang

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.