Chủ Nhật, 16/10/2016 11:34

Vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris: Quốc tế bày tỏ nỗi buồn và sự đoàn kết

Các nhà lãnh đạo quốc tế cùng bày tỏ nỗi buồn và sự đoàn kết với người dân Pháp sau khi một trận hỏa hoạn đã tàn phá Nhà thờ Đức Bà mang tính biểu tượng ở thủ đô Paris, Pháp.

Hoả hoạn kinh hoàng ở Nhà thờ Đức Bà Paris

Người dân cầu nguyện khi Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris, Pháp chìm trong đám cháy. Ảnh: AP

Liên minh châu Âu

"Nhà thờ Đức Bà thuộc về toàn thể nhân loại. Nhà thờ truyền cảm hứng cho các nhà văn, họa sĩ, nhà triết học và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới", Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu (EU), ông Jean Claude Juncker cho hay.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng EU, ông Donald Tusk chia sẻ: "Nhà thờ Đức Bà của Paris là Nhà thờ Đức Bà của cả châu Âu, tất cả chúng ta đều ở bên cạnh Paris trong ngày hôm nay".

Tòa thánh Vatican

"Chúng tôi bày tỏ sự đoàn kết với người Công giáo Pháp và người dân Paris. Chúng tôi cầu nguyện cho những người lính cứu hỏa và cho tất cả những ai đang cố gắng hết sức để giải quyết tình huống thảm kịch này", người phát ngôn của Toà thánh Vatican nói thêm.

Singapore

"Tôi rất buồn khi chứng kiến Nhà thờ Đức Bà ở Paris chìm trong biển lửa. Tôi chia sẻ cảm giác mất mát của người dân Pháp về thiệt hại đối với di tích và kho báu quốc gia mà Nhà thờ này lưu giữ. Tôi hy vọng một nhà thờ Đức Bà được xây dựng lại sẽ lấp đầy bầu trời Paris", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định.

Mỹ

"Thật kinh khủng khi chứng kiến ​​đám cháy lớn tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Có lẽ máy bay chở nước có thể được sử dụng để dập tắt đám cháy. Cần hành động nhanh chóng!", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay.

Anh

"Tôi lo lắng cho người dân Pháp tối nay và cho các dịch vụ khẩn cấp đang chiến đấu với ngọn lửa khủng khiếp tại Nhà thờ Đức Bà", Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố.

Đức

"Những hình ảnh khủng khiếp về Nhà thờ Đức Bà trong ngọn lửa thật đau đớn. Nhà thờ Đức Bà là biểu tượng của nước Pháp và của văn hóa châu Âu. Chúng tôi chia sẻ với những người bạn Pháp của chúng tôi", theo người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Steffen Seibert.

Tây Ban Nha

"Chúng tôi đang theo dõi tin tức từ Paris về vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà, một trong những nhà thờ đẹp nhất thế giới. Đó là một tin buồn cho lịch sử và di sản văn hóa toàn cầu", Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez lưu ý.

Italy

"Đó là sự đau đớn đối với trái tim người Pháp và cho tất cả chúng tôi, những người dân châu Âu", Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khẳng định. 

Bỉ

"Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy, một cảm xúc khổng lồ, Victor Hugo, một phần của lịch sử Pháp, và của châu Âu. Sự quan tâm và sự ủng hộ của tôi dành cho những người bạn Pháp", Thủ tướng Bỉ Charles Michel chia sẻ.

Áo

"Những hình ảnh gây sốc từ Paris. Một biểu tượng, một di sản văn hóa của nhân loại và là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất trong lịch sử Pháp. Nhà thờ Đức Bà đang chìm trong ngọn lửa. Chúng tôi hy vọng không có ai bị thương. Chúng tôi ở bên cạnh Paris", Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nhấn mạnh.

UNESCO

Cơ quan văn hóa của Liên Hiệp quốc "đứng cùng Pháp để cứu lấy và khôi phục di sản vô giá này", theo Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay.

Giáo hội Anh

"Tối nay, chúng tôi cầu nguyện cho những người lính cứu hỏa đối phó với đám cháy bi thảm ở Nhà thờ Đức Bà, và cho tất cả mọi người ở Pháp và cả những người đang theo dõi và rơi nước mắt vì nơi xinh đẹp và linh thiêng này, nơi hàng triệu người đã gặp Đức Chúa Jesus", Tổng Giám mục Canterbury, Justin Welby cho hay.

Hàn Quốc

"Thay mặt Chính phủ Hàn Quốc, Cơ quan Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA) bày tỏ sự thương tiếc sâu sắc về vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà", cơ quan này tuyên bố trong một thông cáo báo chí.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP, Yonhap & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy
Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy

Lần đầu tiên, các trường đại học (ĐH) hàng đầu của Hàn Quốc sang Việt Nam để tham gia hoạt động thực tập, dự giờ và giao lưu văn hóa tại trường trung học phổ thông (THPT) ở Huế. Không chỉ mang giá trị và ý nghĩa lớn về mặt học thuật, hoạt động này còn hướng đến thực tiễn trải nghiệm và liên kết văn hóa đa quốc gia.

Nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình tại hội đàm Paris qua báo giới phương tây
Nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình tại hội đàm Paris qua báo giới phương tây

Tròn nửa thế kỷ trôi qua, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris vào ngày 27/1/1973 giữa bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) và Việt Nam Cộng hòa, mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng miền Nam, nhằm thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, tạo tiền đề để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975 lịch sử.

Từ bến làng Sình đến “bàn tròn” Paris
Từ bến làng Sình đến “bàn tròn” Paris

Mùa xuân, tròn nửa thế kỷ trước - ngày 27/1/1973, quanh cái “bàn tròn” tại Paris, Thủ đô nước Pháp, đã diễn ra một sự kiện lớn xoay chuyển lịch sử Việt Nam, được cả thế giới quan tâm chào đón. Đó là nơi “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết sau 5 năm đàm phán gay go và quyết liệt giữa 4 bên...