Thứ Ba, 15/09/2015 14:50

WEF kêu gọi thế giới sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh lây nhiễm

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cảnh báo trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, một mầm bệnh từ một làng xa xôi có thể dễ dàng lan tới các thành phố lớn trên khắp châu lục trong vòng chưa tới 36 giờ.

Tổ chức WHO cảnh báo tình trạng lây nhiễm bệnh dịch hạch thể phổi ở châu PhiUNICEF: Mỗi phút có một trẻ em mắc dịch tả ở YemenDịch cúm: Mối đe dọa toàn cầu

Khách du lịch sử dụng khẩu trang phòng dịch cúm lây lan tại sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ). (Nguồn: AFP/TTXVN)

Từ thực tế nguy hiểm này, các chuyên gia của WEF kêu gọi giới chức y tế, du lịch các nước và các công ty lữ hành tăng cường liên lạc và phối hợp để đưa ra những quyết sách nhằm hạn chế tác động lây lan này.


Theo báo cáo công bố ngày 14/3, số lượng và chủng loại các bệnh lây nhiễm như bệnh cúm, Ebola, Zika, SARS, MERS-CoV, vi khuẩn kháng kháng sinh... đã tăng mạnh trong vòng 30 năm qua do hoạt động thương mại và du lịch gia tăng trên toàn thế giới. Dự báo, tốc độ lây lan trên thế giới sẽ tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia quốc tế đến từ các khu vực công-tư do Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới đồng đứng đầu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ kỹ thuật, đặt mục tiêu giảm thiểu tác động của việc bùng phát dịch bệnh qua đường du lịch và lữ hành.

Theo Phó Tổng Giám đốc WEF phụ trách về vấn đề sẵn sàng và ứng phó khẩn cấp, Peter Salama, trong một thế giới liên kết hiện nay, sự sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh liên quan tới ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh y tế thế giới, trong đó tại các cảng biển, sân bay và cửa khẩu. Theo đó, mỗi khi có dịch bệnh mới bùng phát, các nước lại kêu gọi cấm các chuyến bay và đóng cửa biên giới nhằm tìm chế dịch bệnh lây lan.

Tuy nhiên, WEF cho rằng những can thiệp này cùng với sự thay đổi khác trong hành vi của người tiêu dùng đã tác động đáng kể tới kinh tế và có hiệu quả không nhiều trong việc làm giảm tốc độ lây lan virus.

WEF cho biết ngành du lịch và lữ hành mang lại việc làm và doanh thu chiếm hơn 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, lên tới 7.600 tỷ USD/năm./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.