Thứ Ba, 14/10/2014 05:15

WHO: Gần 2 tỷ người trên thế giới đang uống nước nhiễm bẩn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/4 kêu gọi những cải thiện đáng kể trong việc đảm bảo nước sạch và vệ sinh trên toàn thế giới, khi gần 2 tỷ người đang sử dụng nước nhiễm bẩn.

Một người đàn ông câu cá bên bờ sông nhiễm bẩn ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP

Bà Maria Neira, người đứng đầu cơ quan y tế công cộng của WHO nói rằng: "Hiện nay, gần 2 tỷ người sử dụng nguồn nước uống nhiễm bẩn, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn và bại liệt. Nước uống nhiễm bẩn ước tính gây ra hơn 500.000 ca tử vong mỗi năm; đồng thời là yếu tố chính gây ra một số bệnh nhiệt đới như giun đường ruột, bệnh sán máng và bệnh mắt hột".

Tuy nhiên, 80% các quốc gia thừa nhận, nguồn tài chính của họ chưa đủ để tăng cường tiếp cận nước sạch và vệ sinh. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ cần gấp 3 lần, lên đến 114 tỷ USD/năm, không bao gồm chi phí vận hành và bảo dưỡng để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Ông Guy Ryder, Chủ tịch Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người đứng đầu Ủy ban Nước của Liên Hiệp quốc khẳng định: "Đây là thách thức mà chúng ta có khả năng giải quyết. Đầu tư nhiều hơn vào nước và vệ sinh có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khoẻ và sự phát triển của con người, tạo ra việc làm và đảm bảo chúng ta không bỏ lại ai phía sau”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ PressTV & AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.