Thứ Sáu, 29/05/2020 20:03

Xây dựng môi trường du lịch “Văn minh- Thân thiện- An toàn- Giàu bản sắc”

Đó là chủ đề của hội thảo do Thành uỷ phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chiều 29/11. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Trần Hùng Nam; Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật; Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc; lãnh đạo TP. Huế và các sở, ban ngành liên quan.

Quy hoạch bài bản để xây dựng “Thành phố xe đạp”Xây dựng Huế là điểm đến hạnh phúcXây dựng môi trường sống để quảng bá du lịch

 

Mỗi lái xe xích lô là một "đại sứ du lịch"

Giàu tiềm năng

Là thành phố du lịch, thành phố festival, từ lâu, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để từng bước, cùng với các ngành kinh tế, khoa học khác đưa TP. Huế phát triển trở thành trung tâm giáo dục, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu… Hiện, du lịch, dịch vụ tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động. 

Theo lãnh đạo TP. Huế, Huế có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ như có quần thể di tích Cố đô Huế; cảnh quan thiên nhiên phong phú, hài hòa; đa dạng các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; đặc biệt là vẻ đẹp trong văn hoá, đạo đức, tính cách người Huế thân thiện, nhân hậu, chịu thương, chịu khó. 

Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định cho rằng, thời gian qua, tỉnh và thành phố đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường du lịch (MTDL). Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập tồn tại kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, một số bất cập mới phát sinh cần được chấn chỉnh kịp thời.

Trong bối cảnh du lịch tỉnh nói chung, TP. Huế nói riêng đang đứng trước những cơ hội rất lớn để phát triển, khi mà nhà ga T2 sân bay Phú Bài chuẩn bị đưa vào hoạt động, đê chắn sóng cảng Chân Mây tiếp tục được nâng cấp, hạ tầng đô thị phục vụ du lịch phát triển, các chính sách kích cầu đã và sẽ được triển khai cùng với sự đổi mới trong hoạt động khai thác Festival Huế và quần thể di tích Cố đô Huế, việc nhanh chóng triển khai nâng cấp MTDL hiện nay là hết sức cần thiết. 

Đại diện doanh nghiệp đề xuất giải pháp cải thiện môi trường du lịch 

Tạo môi trường văn minh, thân thiện 

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung các vấn đề chính, như thảo luận lựa chọn các quy tắc ứng xử đồng thời là tiêu chí để đánh giá, bình chọn danh hiệu cho các đơn vị, địa phương, địa điểm kinh doanh du lịch; trong đó tập trung các nhóm như quy tắc ứng xử chung của người dân thành phố;ứng xử của hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ có liên quan đến du lịch; ứng xử đối với người làm dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch…Ngoài ra, các ý tưởng, nhiệm vụ và phân công xây dựng chương trình hành động để triển khai xây dựng MTDL văn minh, thân thiện, an toàn, giàu bản sắc trên địa bàn TP. Huế; ký kết, công bố chương trình hành động xây dựng MTDL trên địa bàn.

Theo đại diện các Hiệp hội Du lịch, Xích lô, Taxi Huế, để xây dựng MTDL văn minh, thân thiện, an toàn, giàu bản sắc, trước hết thành phố cần đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là các xã, phường mới sáp nhập vào thành phố như Thuận An, Hương Thọ, Hương Phong, Phú Mậu… để thuận tiện trong việc đi lại và tham quan du lịch; đầu tư bến bãi phục vụ các phương tiện xe du lịch; mở các lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, ứng xử với du khách dành cho các tài xế taxi, xích lô và nhân viên du lịch. Ngoài ra, cần có giải pháp “mạnh tay” xử lý tình trạng cò mồi, chèo kéo du khách tại các địa điểm tham quan du lịch.

Đồng quan điểm, theo bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba, từ thực tiễn xây dựng chợ văn minh, thân thiện hướng đến thu hút khách du lịch, BQL đã triển khai nhiều giải pháp để xây dựng MTDL, trong đó tuyên truyền, vận động bà con tiểu thương ứng xử, giao tiếp, cùng với đó là áp dụng công nghệ trong việc bán hàng online, đi chợ hộ, thanh toán bằng quét mã QR, sử dụng ví điện tử trên các nền tảng công nghê, trên nền tảng Hue-S. Đồng thời, xây dựng hình ảnh người bán hàng hạnh phúc, hướng đến xây dựng người mua hàng hạnh phúc; nâng cao giá trị đời sống văn hóa, tinh thần cho người bán hàng thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; cùng với những buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực marketing, tâm lý… 

Tiểu thương chợ Đông Ba trong bộ áo dài truyền thống, đây cũng là cách góp phần xây dựng môi trường du lịch

Để người dân là “đại sứ du lịch”

Theo Giám đốc Sở Du lịch, ông Nguyễn Văn Phúc, 10 tháng đầu năm 2022, khách du lịch đến Huế ước đạt 1,682,725 lượt, tăng 158% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch ước đạt 3.709 tỷ đồng, tăng 230%. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế vẫn còn hạn chế do các nguyên nhân khách quan, như khủng hoảng chính trị ở châu Âu; việc phát sinh một số dịch bệnh mới và tình hình dịch bệnh ở một số khu vực đang còn căng thẳng, nhất là ở các thị trường khách trọng điểm truyền thống.

Để xây dựng MTDL, thời gian đến, sở tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, văn hóa ứng xử, nếp sống văn minh cho cộng đồng dân cư; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, như: bố trí thêm hệ thống camera giám sát tại các điểm công cộng tập trung đông khách du lịch, quản lý hệ thống xe xích lô thông qua mã QR; tiếp tục tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại điểm đến Thừa Thiên Huế trong hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau.

Huế đang phát triển thêm nhiều dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách và người dân

Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định nhấn mạnh, để du lịch, dịch vụ Huế phát triển, mỗi người dân Huế phải thật sự là một “đại sứ du lịch”, phải yêu quý, tôn trọng và cung cấp dịch vụ cho khách du lịch một cách chu đáo.

Để xây dựng MTDL “Văn minh- Thân thiện- An toàn- Giàu bản sắc”, sắp tới thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tiếng ồn karaoke tại các điểm lưu trú; xây dựng các tuyến phố an toàn, thân thiện; kiểm soát VSATTP tại các hàng quán; quản lý phương tiện xích lô, xem tài xế xích lô như những địa sứ du lịch; thực hiện thí điểm lắp đèn giao thông cho người có nhu cầu qua đường… 

Theo đó, thành phố sẽ thành lập đội phản ứng nhanh tiếp nhận, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan của du khách; đẩy mạnh việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an toàn cho du khách; vận động người dân, tiểu thương và các cơ sở mặc áo dài, đồng thời hình thành các tuyến phố ẩm thực, như ẩm thực cung đình, ẩm thực chay…; hình thành không gian giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản Huế tại các khu vực trung tâm thành phố...

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.