Thứ Tư, 12/02/2020 16:27

Xây dựng môi trường văn hóa, dân chủ trong trường học

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức ngày 12/8.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022Tuyên dương 435 học sinh tiêu biểu đạt giải cao trong các kỳ thiCần có cơ chế giảm gánh nặng cho người họcHợp nhất Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Tham dự hội nghị còn có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Đại học Huế.

Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2021-2022, Chất lượng GD phổ thông và GD đại học tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về GD năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022, với 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Năm 2021, 5 cơ sở GD đại học lọt vào tốp đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín… Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 được tổ chức thành công đảm bảo nghiêm túc và an toàn…

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, ngành GD xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành Giáo dục trong năm học 2021-2022. Đồng thời nhấn mạnh: "Ngành GD cần tiếp tục thực hiện quyết liệt đổi mới quản lý nhà nước. Bộ GD&ĐT phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để nâng cao chất lượng GD. Muốn được như vậy, cần đổi mới từ quản lý nhà nước, đổi mới về quản trị trong cả trường phổ thông và trường đại học".

Tin, ảnh: Lê Thọ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.