Thứ Năm, 21/06/2018 06:30

Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh

Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” với mục tiêu thúc đẩy phát triển đô thị và du lịch bền vững theo hướng phát triển kinh tế, môi trường và xã hội nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ đang được UBND tỉnh triển khai thực hiện.

Thành phố sáng tạo về ẩm thực của UNESCONhận diện và phát huy bản sắc văn hóa Huế trong tiến trình phát triểnPhát triển đô thị Huế trên nền tảng bảo tồn các tinh hoa văn hóa

Mục tiêu của dự án là tạo biểu tượng mới, với không gian xanh ấn tượng

Đưa công nghệ vào hạ tầng du lịch

Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” có tổng mức đầu tư 14,8 triệu USD, trong đó nguồn vốn tài trợ của KOIKA 13 triệu USD, ngân sách tỉnh đối ứng 1,8 triệu USD. KOIKA hỗ trợ xây dựng dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý công trong lĩnh vực du lịch liên quan đến việc chuyển biến và chuyển đổi ngành du lịch theo định hướng phát triển kinh tế, đảm bảo môi trường và xã hội bền vững.

Mục tiêu cụ thể của dự án nhằm phát triển du lịch TP. Huế và xây dựng hệ thống thông tin du lịch thông minh. Phát triển trung tâm du lịch văn hóa đô thị và mở rộng mạng lưới đi bộ đô thị ở Huế. Các hợp phần được thực hiện gồm: lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh và camera giám sát dọc theo bờ sông Hương. Đồng thời, xây dựng năng lực hành chính công trong phát triển du lịch và quản lý đô thị. Phạm vi của dự án là khu vực công viên hai bên bờ sông Hương từ cầu Dã Viên đến cầu Trường Tiền.

Trong các hợp phần triển khai đáng chú ý là hợp phần Xây dựng đề án phát triển Du lịch thành phố Huế và Lắp đặt Hệ thống thông tin du lịch thông minh. Theo đó, đơn vị đầu tư sẽ tiến hành khảo sát tài nguyên du lịch tại Huế, các hoạt động du lịch và hiện trạng du lịch; xây dựng chiến lược thực hiện và phát triển du lịch Huế về dữ liệu thông tin du lịch Huế và vườn ươm công nghệ văn hóa và du lịch; lắp đặt hệ thống ki-ốt thông tin du lịch thông minh tại trung tâm TP. Huế và xây dựng bảo tàng số.

Một thuận lợi cho việc triển khai dự án này là hiện nay, tỉnh đang triển khai Đề án Xây dựng các dịch vụ đô thị thông minh đến năm 2020 với tầm nhìn đến năm 2025”, trong đó có mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin quản lý dịch vụ du lịch toàn diện trong các 4 lĩnh vực.

Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh Nguyễn Dương Anh thông tin, hiện IOC cung cấp dịch vụ du lịch hỗ trợ sự tham gia cho các doanh nghiệp, tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ du lịch thông minh, hoàn thiện hệ thống ứng dụng trên môi trường mạng phục vụ cho khách du lịch, người dân tham gia thụ hưởng dịch vụ du lịch thông minh. Do đó, IOC sẵn sàng chia sẻ, tích hợp số liệu hỗ trợ dự án này.

Dự án nhằm thu hút hơn nữa lượng khách du lịch đến Huế

Phát triển ổn định văn hóa - du lịch

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây về triển khai dự án, bà Lee So Young, Phó Giám đốc Quốc gia KOIKA tại Việt Nam nhấn mạnh, việc triển khai dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” sẽ góp phần quan trọng cho phát triển ổn định bền vững ngành văn hóa và du lịch trên cơ sở đưa công nghệ vào hạ tầng du lịch, khai thác và quảng bá nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch của TP. Huế nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ, để làm cho Huế đẹp, xanh – sạch – sáng và luôn luôn mới, chính quyền tỉnh mong muốn Huế có một biểu tượng mới, tạo không gian xanh, ấn tượng thu hút giới trẻ và thúc đẩy phát triển du lịch. Đặc biệt các nghiên cứu, đầu tư “đánh thức” được giá trị của cồn Dã Viên, một “viên ngọc” giữa sông Hương. Với sự quyết tâm nỗ lực từ hai phía, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ hy vọng dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” với sự hỗ trợ của KOICA và Chính phủ Hàn Quốc sẽ sớm được triển khai trong thời gian tới.

Theo ông Lưu Đức Hoàn, Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, thời gian qua tỉnh tiếp nhận nhiều dự án hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, và đặc biệt là nguồn viện trợ từ nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” là rất cần thiết và đúng thẩm quyền quy định của pháp luật nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài.

“Qua thẩm tra, chúng tôi thấy đây là đề án lớn và cấp thiết. Dự án triển khai sớm sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu vực 2 bên bờ sông Hương, tạo điều kiện phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn TP, Huế nói riêng và của tỉnh nói chung”- ông Lưu Đức Hoàn chia sẻ.   

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, trong bối cảnh tỉnh đang triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh, việc huy động được nguồn viện trợ không hoàn lại lớn đối với tỉnh là thực sự cần thiết và cấp bách.

Bài, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.