Thứ Năm, 29/03/2018 14:31

Xây kè làm đẹp thượng nguồn sông Hương

Dự án (DA) xây kè chống xói lở và làm đẹp phía bắc bờ sông Hương từ cầu Kim Long đến chùa Thiên Mụ sẽ khởi công vào tháng 10 đến.

Sẽ có thêm cầu bắc qua thượng nguồn sông Hương

Bến thuyền du lịch tham quan chùa Thiên Mụ sẽ được đầu tư chỉnh trang phù hợp

Phía bắc bờ sông Hương từ cầu Kim Long đến chùa Linh Mụ từ lâu cùng các di tích văn hóa, thắng cảnh nhà vườn ở phường Kim Long, Hương Long, TP. Huế được xem là không gian thơ mộng hấp dẫn du khách.

Những năm gần đây, khu vực thượng nguồn sông Hương, đoạn qua Kim Long ảnh hưởng trực tiếp của nhiều cơn bão và mưa lớn gây sạt lở nghiêm trọng nhiều vị trí, mất mỹ quan, ảnh hưởng môi trường trong khu vực.

Ngày 30/6, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt DA đầu tư xây kè, chỉnh trang làm đẹp bờ sông Hương đoạn từ cầu Kim Long đến chùa Thiên Mụ (giai đoạn 1). DA này có mức đầu tư 90 tỷ đồng bằng vốn ngân sách Trung ương; trong đó phần chi phí xây dựng hơn 71 tỷ đồng; còn lại các hạng mục dự phòng, chi phí tư vấn, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Ông Hoàng Thiện, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng khu vực TP. Huế - chủ đầu tư DA chia sẻ, theo kế hoạch thiết kế, chiều dài tuyến kè dài hơn 2,7km.Trong đó đoạn Km0 đến Km 0+202,7m sẽ xây dựng kè mái nghiêng. Đỉnh kè thay đổi theo mặt đất tự nhiên từ +3,5 đến +4,5m có phối hợp chỉnh trang không gian ven sông. Mái kè từ chân đến cao trình +1,2m, gia cố bằng đá chẻ lát khan dày 20cm trong hệ thống khung giằng bê tông cốt thép M300.

Đoạn km0+202,7m đến Km2+78,3 có chiều dài gần 1,9km được kết cấu kè dạng tường đứng bê tông trọng lực. Chiều cao thân kè 1,5m có kết cấu bê tông M300; gia cố móng bằng hệ thống cọc tre. Đỉnh kè có cao trình +0,5m trồng cỏ gia cố từ đỉnh kè đến mặt đất tự nhiên. Chân kè có cao trình-0,6m gia cố bằng đá hộc dày 0,5m. Đoạn K2+78,3 đến Km2+715,1 có chiều dài hơn 636 m được kết cấu kè bằng cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực SW400. Trong đó, cao trình đỉnh kè 0,5m; thân kè kết cấu bằng cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực SW400 đóng chen khít.

Ngoài ra, hệ thống kè có xây dựng thêm các công trình trên tuyến, như xây kè gia cố hói Sông Lấp đấu nối cống Phú Mộng, xây mới bến thuyền tại Km1+735, xây dựng bến nước tại Km0+43 và nối các cống thoát nước ngang đường đoạn từ cầu Kim Long đến chùa Thiên Mụ bằng ống buy ly tâm bê tông cốt thép M300...

Song song với hệ thống tuyến kè là xây dựng thêm tuyến đường đi bộ và xe đạp có điểm đầu nối vào đường đi bộ chùa Thiên Mụ và điểm cuối nối vào cầu Kim Long. Tuyến đường này được kết cấu bằng cấp phối đá dăm dày 30cm, nền rộng 5m, mặt đường 4,5m lát bằng đá granite.

Khi tuyến đường này hoàn thiện sẽ kết nối hệ thống đường đi bộ và xe đạp dọc bắc sông Hương; kết nối được các điểm du lịch đường thủy và hình thành thêm các điểm, tuyến du lịch đường thủy mới để hoàn thiện tuyến đường thủy phục vụ du lịch theo lộ trình: Thượng lưu sông Hương (lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén...); sông Bạch Yến, sông Kẻ Vạn, sông Ngự Hà.

Theo ông Hoàng Thiện, hiện nay, đơn vị đang triển khai các bước tổ chức mời thầu đơn vị thi công, dự kiến sẽ triển khai trong tháng 10 tới và phấn đấu sẽ hoàn thành vào tháng 3/2021. Tuy nhiên, DA này không đơn thuần ổn định lòng dẫn hệ thống sông Hương đoạn qua phường Kim Long, Hương Long, TP. Huế  mà còn chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo an toàn tuyến đường bộ Tỉnh lộ 12B (Kim Long- chùa Thiên Mụ), góp phần kết hợp các di tích thắng cảnh, nhà vườn, các lễ hội truyền thống địa phương để phát triển du lịch Huế. Vì vậy, những người triển khai DA đã có sự nghiên cứu nghiêm túc và khoa học về xây dựng kè chống sạt lở và khá chăm chút từng tiểu hạng mục để kết nối đồng bộ chỉnh trang làm đẹp cảnh quan, công trình, cây xanh môi trường bên bờ sông, hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường-Sở TN&MT cho rằng, việc xây kè chống xói lở và chỉnh trang tôn tạo cảnh quan môi trường bên bờ sông Hương đoạn qua Kim Long, TP. Huế là đạt mục tiêu kép-vừa chỉnh trị ổn định dòng chảy của sông lại bảo vệ an toàn dân sinh, chống mất đất lại vừa tạo cảnh quan phát triển du lịch Huế ấn tượng hơn.

Bài, ảnh: Song Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.