Thứ Sáu, 28/08/2015 14:26

Xét duyệt chức danh GS, PGS: Có nên bỏ hội đồng ngành, liên ngành?

Hiện có nhiều ý kiến quanh việc bỏ hội đồng ngành, liên ngành khi xét duyệt, rà soát ứng cử viên có đạt chức danh GS, PGS…

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa có cuộc họp về kết quả rà soát chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng trước đó.

Kết quả chính thức sẽ được Bộ GD-ĐT báo cáo lên Thủ tướng trong phiên họp Chính phủ diễn ra vào ngày 1/3. 

Một trong những lễ công bố quyết định công nhận các nhà giáo đạt chức danh GS, PGS

Theo thông tin từ một Hội đồng chức danh giáo sư (HĐCDGS) ngành, sau rà soát có một ứng viên phó giáo sư (PGS) của hội đồng này thiếu tiêu chuẩn hướng dẫn học viên cao học.

Tuy nhiên, số lượng ứng viên bị loại sau rà soát vẫn khiến dư luận hoài nghi, bởi dư luận cho rằng, có những "mối quan hệ" ở hội đồng này. Chính vì thế, nhiều người cho rằng, nên bỏ hội đồng ngành, liên ngành. Hoặc việc rà soát chức danh GS, PGS nên thay bằng hội đồng lâm thời do GS, chuyên gia có chuyên môn cao ở các trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu có uy tín thực hiện.

Trước những phản ứng từ các chuyên gia, ứng cử viên GS, PGS, một nhà khoa học và cũng là Chủ tịch một hội đồng ngành, liên ngành (xin không đưa tên) cho rằng, ứng cử viên muốn đạt chức danh GS, PGS của ngành nào thì phải có một đội ngũ chuyên gia thẩm định của Hội đồng ngành thẩm định xem có đạt được các tiêu chí thì mới được xét duyệt.

Hội đồng gồm những GS, chuyên gia có chuyên môn cao và có kỹ năng đã được tích lũy. Việc thẩm định ứng cử viên cũng phải có quy trình. Quá trình thẩm định một công trình của các ứng cử viên cũng phải có thời gian nhất định, chứ không phải trong thời gian ngắn là xong.

Nếu năm nào lập hội đồng lâm thời thẩm định chức danh GS, PGS xong rồi giải thể thì họ khó có thể biết công việc bắt đầu từ đâu, thẩm định một cách khoa học…

“Hiện nay, nước ta có hơn 400 trường ĐH, CĐ. Trong đó, nhiều trường không có cán bộ đạt được trình độ PGS nên nếu giao việc xét duyệt người đạt chức danh GS, PGS cho các trường ĐH thì liệu rằng họ có thể thực hiện được không. Việc xét năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức là phải do các nhà khoa học, GS, chuyên gia có uy tín, thâm niên công tác thực hiện.

Chưa chắc là việc xét duyệt ứng cử viên do các trường ĐH có uy tín thì sẽ khách quan hay đảm bảo trung thực, không tiêu cực hơn Hội đồng ngành do Nhà nước đảm trách”, Chủ tịch một hội đồng ngành cho biết.

Hiện nay, việc xét duyệt chức danh GS, PGS được chia làm 3 giai đoạn: Thẩm định ở hội đồng cấp cơ sở; hội đồng cấp ngành, liên ngành; hội đồng cấp Nhà nước.

Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm chọn lựa, sàng lọc hồ sơ ứng cử viên đạt chức danh GS, PGS. Hội đồng cấp ngành, liên ngành có nhiệm vụ hỗ trợ hội đồng cấp Nhà nước thẩm định kỹ về mặt chuyên môn của ứng cử viên. Sau đó, hội đồng cấp Nhà nước sẽ rà soát, sàng lọc lại toàn bộ hồ sơ, tiêu chuẩn của ứng cử viên…

Việc ứng cử viên phải đạt được 3/4 số phiếu của hội đồng ngành, liên ngành cũng là sự khách quan vì ngoài việc xét duyệt hồ sơ của ứng cử viên đạt được yêu cầu đề ra thì họ phải có được sự thẩm định bằng lá phiếu của các thành viên trong hội đồng về chất lượng công trình khoa học, trình độ ngoại ngữ và khả năng thuyết trình.

Có thể việc bầu ứng cử viên vào hội đồng cấp ủy, hội đồng nhân dân thì ứng viên phải đạt số phiếu quá bán. Còn xét duyệt khoa học có tính đặc thù riêng, các tiêu chí đặt ra với ứng cử viên phải khắt khe hơn nên cần phải đạt được 3/4 số phiếu của thành viên hội đồng ngành, liên ngành.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi dậy khát vọng cống hiến của nữ trí thức cho sự phát triển
Khơi dậy khát vọng cống hiến của nữ trí thức cho sự phát triển

Sáng 27/11, Hội Nữ trí thức (NTT) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2022- 2027. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng 100 đại biểu đại diện cho hơn 300 NTT của Hội.

Đại học Huế có thêm 8 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư
Đại học Huế có thêm 8 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư

8 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư của ĐH Huế năm nay có 3 nhà giáo của Trường ĐH Nông Lâm; 1 nhà giáo của Trường ĐH Y - Dược, 1 nhà giáo của Trường ĐH Sư phạm, 1 nhà giáo của Trường ĐH Khoa học; 1 nhà giáo của Trường ĐH Luật cùng 1 nhà giáo của Khoa Kỹ thuật và Công nghệ.

Thành lập tổ thu nợ liên ngành bảo hiểm xã hội
Thành lập tổ thu nợ liên ngành bảo hiểm xã hội

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Quyết định số 111 thành lập Tổ thu nợ liên ngành BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh.