Thứ Tư, 07/11/2018 08:28

Xử lý rơm rạ bằng biện pháp canh tác tổng hợp

Mùa thu hoạch vụ lúa đông xuân năm 2021 sắp bắt đầu và tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng khả năng lại tái diễn.

Ngăn chặn “đốt đồng”, tránh thảm họa môi trườngỨng dụng thành công mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạchXử lý rơm rạ có ích cho đồng ruộng

Tận dụng và xử lý rơm rạ sau thu hoạch đúng kỹ thuật giúp cải tạo đất, tăng năng suất lúa và giảm ô nhiễm môi trường

Như thường lệ, rơm rạ sau khi thu hoạch được người dân sử dụng một phần dự trữ làm thức ăn cho trâu bò, ủ phân hoặc làm nguyên liệu trồng nấm... Nhưng đa phần đều để lại rơm rạ trên mặt ruộng và đốt bỏ. Cách làm này sẽ làm đất đai ngày càng thoái hoá, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Thời gian chuyển vụ từ đông xuân sang hè thu tại Thừa Thiên Huế rất ngắn. Một số trường hợp rơm rạ của vụ đông xuân không kịp phân hủy để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa mà trái lại còn gây những thiệt hại cho sản xuất. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà nông, khi làm đất, gieo sạ lúa hè thu, trên các chân ruộng rơm rạ chưa kịp phân hủy, dễ xảy ra tình trạng lúa chết sau gieo. Trên các vùng trũng, rơm rạ phân hủy trong điều kiện yếm khí sẽ gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa.

Trước thực trạng và thói quen đốt bỏ rơm rạ trên đồng ruộng gây bất lợi này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị sản xuất, HTX triển khai mô hình ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch như: làm đất sớm, cày bừa kỹ, nhất là ứng dụng chế phẩm sinh học giúp phân hủy nhanh gốc rạ, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ ngay trên đồng ruộng. Từ đó phần nào giảm bớt lượng phân bón vô cơ, giúp giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa.

Quan trọng hơn, khi rơm rạ phân hủy nhanh trong điều kiện thuận lợi sẽ góp phần làm giảm các độc tố gây hại cho quá trình sinh trưởng của cây lúa, giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ...

Đối với kỹ thuật sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ, theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh có thể dùng sản phẩm vào một trong ba thời điểm: trước khi làm đất, sau làm đất hoặc bón lót. Nếu dùng trước khi làm đất, thì sau khi gặt xong, cho nước vào khoảng 10-15cm, dùng 500g chế phẩm Trichoderma trộn với 1-2kg lân, NPK hoặc cát rải đều trên mặt ruộng với diện tích 4 sào (2.000m2), sau đó cho máy lồng đều, sau 5-7 ngày đánh lại đất và gieo sạ. Nếu dùng vào thời điểm sau làm đất thì vẫn bằng thành phần sản phẩm tương tự trên nhưng dùng sau khi máy đã làm đất và trục rơm rạ.

So với diện tích ruộng lúa tại một số HTX ở Quảng Điền, Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc thí điểm xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, những ruộng lúa không được xử lý sau 8-10 ngày, thân rơm rạ hầu như còn nguyên, nền ruộng cứng, mặt nước đỏ do phèn, bùn có mùi hôi do khí H2S, SO2... gây ra. Ruộng được xử lý bằng chế phẩm, rơm rạ đã được phân hủy, nền ruộng xốp, mặt nước trong, ít có hiện tượng váng đỏ, bùn mềm, ít hôi, tỷ lệ lúa chết lúc mới gieo (do ngộ độc hữu cơ, rơm rạ chưa phân hủy...) ít hơn, giảm được công dặm tỉa.

Với việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch giúp giảm chi phí sản xuất, năng suất tăng cao hơn từ 2-4 tạ/ha so với ruộng không xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, cải tạo chất đất, góp phần sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững môi trường... và quan trọng giúp người nông dân tăng lợi nhuận từ 2-2,5 triệu đồng/ha.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng hợp các mẫu bếp công nghiệp chính hãng, giá tốt tại Âu Việt Corp
Tổng hợp các mẫu bếp công nghiệp chính hãng, giá tốt tại Âu Việt Corp

Bếp công nghiệp là hệ thống bếp quen thuộc đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn, trường học, khu công nghiệp,… Vậy khi lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp, khách hàng cần tuân thủ theo những tiêu chí nào? Cùng Âu Việt Corp tìm hiểu chi tiết nhất về các mẫu bếp công nghiệp chính hãng, giá tốt được bán tại đây.

Phập phồng nuôi tôm chân trắng
Phập phồng nuôi tôm chân trắng

“Theo đuôi con tôm” mười mấy năm nay với nhiều cơ hội, thách thức, cuối cùng người dân vẫn trắng tay vì dịch bệnh, thua lỗ.

Thêm đường dây nóng an toàn giao thông dịp Tết Quý Mão
Thêm đường dây nóng an toàn giao thông dịp Tết Quý Mão

Chiều 9/1, ông Võ Hoài Nam, Chánh Thanh tra, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) thông tin, thực hiện công điện của Bộ GTVT về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội xuân năm 2023, Sở GTVT công bố số điện thoại đường dây nóng 0944.21.32.32 để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự, ATGT dịp lễ tết năm 2023 từ ngày 11/1 đến ngày 5/2/2023 (nhằm ngày 20/12/2022 đến 15/1/2023 âm lịch).