Thứ Hai, 10/08/2015 11:54

Xuân về trên những chuyến xe

Nghỉ tết khá muộn so với các đơn vị khác, song, hàng trăm sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Trường đại học (ĐH) Nông lâm – ĐH Huế không phải vất vả tìm mua vé xe, thay vào đó, họ được nhà trường tổ chức 11 chuyến xe đưa về quê đón tết trong ngày 25 tháng Chạp.

Trường đại học Sư phạm tổ chức đưa sinh viên về quê đón tếtĐại học Huế tặng vé xe cho sinh viên về quê đón Tết

PGS. TS. Lê Văn An, Hiệu trường nhà trường bắt tay, chúc tết các sinh viên về quê

Háo hức

Ngay từ 6 giờ sáng (ngày 10/2), gần 500 sinh viên đã có mặt tại Trường ĐH Nông lâm để chuẩn bị cho lần trở về sum họp cùng gia đình ngày tết. Gương mặt của hầu hết sinh viên đều háo hức, trong sân trường nhộn nhịp tiếng cười vui. Trần Nhật Lệ, một sinh viên đến sớm, không giấu nỗi cảm xúc: “Háo hức lắm, một phần vì được về nhà ăn Tết cùng gia đình và một phần vì được về quê trên chuyến xe của trường. Chuyến xe này khác hẳn với những chuyến xe mà em về quê lần trước. Trên xe có bạn bè, những người đồng hương nên rất vui. Chúng em sẽ cùng nhau hát vang những bài ca mùa xuân, ngày tết”.

Sinh viên đi bộ đến trường từ sớm để lên xe về quê

Chương trình năm nay có không ít sinh viên đã từng được hỗ trợ xe tết trong các năm trước, trong đó có trường hợp đã tham dự chương trình này trong 3 – 4 năm liên tiếp, nhưng vẫn có cảm giác háo hức và vui mừng như lần đầu. Trần Quang Hùng, sinh viên khoa ngành Nông học K48 phấn khởi: “Đây là năm thứ 3 em được về quê đón tết trên chuyến xe của trường. Tuy khoảng cách không quá xa (quê ở Quảng Bình) nhưng giờ này, nếu ra bến xe chắc cũng đông lắm. Sợ cảnh chen lấn chật chội. Vì vậy, có những chuyến xe của trường hỗ trợ như thế, không chỉ giúp em và các bạn đỡ tốn kém mà còn rất thoải mái”.

Các sinh viên được hỗ trợ trong chương trình xe đưa sinh viên về quê đón tết miễn phí lần này đều có hoàn cảnh khó khăn, được chọn lọc và xét duyệt ở các lớp, trong đó có nhiều trường hợp thuộc diện hộ nghèo nên khi được hỗ trợ xe về quê, ai nấy đều cảm thấy hạnh phúc. Theo sinh viên Trần Công Bảo, một trường hợp được hỗ trợ xe Tết, trên xe thì mỗi trường hợp một hoàn cảnh khác nhau nhưng tâm trạng chung đều rất vui sướng. Ngay chính chủ đề của chương trình là “Chuyến xe miền Trung - Ấm lòng quê Tết” đã nói hộ cảm nghĩ của các sinh viên xa nhà vào Huế trọ học. Đó như là một món quà đầy ý nghĩa đối với các sinh viên khó khăn trong những ngày tết cận kề.

Tình cảm nhiều

Chương trình năm nay có quy mô lớn, với 11 chuyến xe hỗ trợ cho sinh viên từ Nghệ An đến tận Bình Định, trong đó điểm dừng của các tuyến là TP. Vinh (4 xe), TP. Đông Hà (1 xe), TP. Quy Nhơn (1 xe), Hà Tĩnh (1 xe), TP. Đồng Hới (1 xe), Quảng Nam (2 xe) và 1 xe đi Quảng Ngãi. Ths. Trần Võ Văn May, Trưởng phòng Công tác sinh viên cho biết, đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường tổ chức hoạt động này và là năm có số lượng xe cũng như sinh viên được hỗ trợ xe về quê lớn nhất từ trước đến nay. Tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng, vận động từ rất nhiều đơn vị và doanh nghiệp. Ngoài 11 chuyến xe, nhà trường cũng tặng tiền mặt tương đương vé xe cho 50 sinh viên đăng ký các tuyến xa không có điều kiện tổ chức xe đi do số lượng hạn chế.

11 chiếc xe lớn được chuẩn bị sẵn để đưa sinh viên về quê đón tết

Ngoài được hỗ trợ xe, trong chương trình lần này, toàn bộ sinh viên cũng được nhà trường cung cấp bữa ăn sáng miễn phí, ngoài ra, với những trường hợp sinh viên đặc biệt khó khăn, trường còn hỗ trợ các phần quà tết, bánh, mứt. PGS. TS. Lê Văn An, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm nhấn mạnh, hoạt động hỗ trợ xe có sự chung tay của các phòng, ban, đơn vị trong trường và đặc biệt là sự đồng hành của các đơn vị doanh nghiệp. Tất cả đều mong muốn sinh viên có một kỳ nghỉ tết ấm áp, vui vẻ, vì vậy ngoài những chuyến xe, ban tổ chức còn có thêm món quà nhỏ để động viên các sinh viên và gia đình họ ăn tết vui vẻ.

Tại chương trình, lãnh đạo ĐH Huế và nhà trường đến bắt tay, chúc Tết các sinh viên. Thầy hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các phòng, khoa của trường cũng ra đến tận cổng trường để vẫy tay chào tạm biệt khi các chuyến xe lăn bánh. Một đại diện lãnh đạo ĐH Huế khẳng định, quy mô của chương trình lớn nhưng tình cảm của các thầy cô và các doanh nghiệp dành cho sinh viên còn lớn hơn. Mong rằng, đằng sau những khó khăn riêng của mỗi sinh viên và sau những ngày tháng học tập tại trường, các em lại có những ngày vui cùng gia đình khi năm mới đến.

* Một số hình ảnh Thừa Thiên Huế Online ghi lại tại chương trình:

Treo băng rôn lên xe

TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế trao quà tết cho sinh viên

Sinh viên nhận sữa và đồ ăn sáng trước khi lên xe

Sinh viên đến muộn, nhưng các xe vẫn chờ

Gần 7 giờ sáng, xe bắt đầu lăn bánh

Lãnh đạo nhà trường ra vẫy tay chào tạm biệt sinh viên

Bài, ảnh: Hữu Phúc

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn
Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn

Tranh cổ động kỷ niệm ngày thành lập Đảng, chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp hay tranh chân dung về các vị lãnh tụ... vốn là đề tài không dễ với những người còn non tuổi nghề như sinh viên. Bằng cảm nhận, niềm tin với Đảng, Bác Hồ và tri ân những người có công với đất nước, nhiều sinh viên khối ngành nghệ thuật đã đặt được trọn cảm xúc với những đề tài mỹ thuật lớn.

Sinh viên ra trường làm việc trái ngành Muôn vàn lý do
Sinh viên ra trường làm việc trái ngành: Muôn vàn lý do

Học một ngành, làm một ngành là thực tế không xa lạ với nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi: “Lãng phí 4-5 năm học đại học (ĐH), có phải do lỗi từ công tác hướng nghiệp?”.

Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT
Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT

Sự xuất hiện của ChatGPT vừa là cơ hội, vừa là thách thức với ngành giáo dục, trong đó nỗi lo ở bậc đại học (ĐH) là ảnh hưởng vấn đề “liêm chính học thuật”. Song, trước xu thế của thời đại, việc chủ động đón nhận và định hướng người học tiếp cận các giá trị tích cực mà ChatGPT là điều nên làm.