Thứ Năm, 26/01/2017 14:11

Xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực

6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm giảm đến 12%, tuy vậy, các doanh nghiệp kỳ vọng, 6 tháng cuối năm xuất khẩu tôm sẽ có sự bứt phá.

Xuất khẩu tôm sang ASEAN: Những lợi thế về thuế quan và tiềm năng thị trườngTôm Việt thêm rộng đường sang MỹXuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 4,2 tỷ USDCơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm cả nước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 6 tháng qua, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính đều giảm, tuy vậy, xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc giảm ít hơn nhờ tăng trưởng trong tháng 6.

Xuất khẩu tôm được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá trong những tháng cuối năm 2019.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cũng giảm mạnh trong thời gian này do Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Ecuador. Nguyên nhân do Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm xáo trộn thị trường; đồng NDT mất giá cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Sau khi giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã khởi sắc hơn. Xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng 10%, đạt gần 47 triệu USD.

Xuất khẩu tôm trong tháng 7 tới dự kiến tăng nhẹ so với tháng 7/2018. Trong các tháng tiếp theo, lượng tôm xuất khẩu được kỳ vọng sẽ nhích dần lên nhờ tác động từ các Hiệp định Thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường tăng trong nửa cuối năm và cạnh tranh từ Ấn Độ giảm bớt do đã qua vụ thu hoạch chính.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đã được ký kết tại Hà Nội vào 30/6/2019, theo cam kết, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn với lộ trình dài nhất là 7 năm. Riêng mặt hàng tôm sẽ khả quan hơn bởi thuế nhập khẩu vào thị trường này sẽ giảm mạnh từ năm đầu tiên, sau đó giảm dần về 0% trong những năm tiếp theo.

Với những lý do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng, trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ có nhiều bứt phá.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông thôn diện mạo mới
Nông thôn diện mạo mới

Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống Nhân dân từng bước đi vào ổn định và chuyển biến tích cực. Ước đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 67/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 71,3%.

Kinh tế 6 tháng khởi sắc nhưng áp lực lạm phát lớn
Kinh tế 6 tháng khởi sắc nhưng áp lực lạm phát lớn

Tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm của Việt Nam khởi sắc, nhưng diễn biến khó lường của giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ công, giáo dục tăng theo lộ trình... khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% năm nay gặp nhiều thách thức.

Du lịch nhiều nước khởi sắc
Du lịch nhiều nước khởi sắc

Ngay từ trên không, theo Reuters, hành khách sắp đáp xuống TP Sydney đã được chào đón bằng bảng hiệu "Chào mừng thế giới trở lại" đặt gần đường băng trong khi nhiều người mặc trang phục kangaroo vẫy chào.

Thị trường khởi sắc trong tết “bình thường mới”
Thị trường khởi sắc trong tết “bình thường mới”

Tết cổ truyền năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, song với trạng thái thích ứng với dịch, nhiều doanh nghiệp (DN) và tiểu thương các chợ tích cực dự trữ hàng hóa, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.