Thứ Ba, 01/01/2019 06:46

Xuất lộ dấu vết nền móng gốc của hai nhà che Cửu vị thần công

Sáng 1/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trung tâm vừa hoàn thành việc khảo cổ học tại Tả, Hữu Pháo xưởng (hai nhà che Cửu vị thần công).

Triển khai khảo cổ học tại điện Thái HòaKhai quật khảo cổ tại điện Thái Hòa trước khi trùng tuCẩn trọng với di sản

Việc khảo cổ được tiến hành thận trọng, tuân thủ theo quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đợt khảo cổ này nhằm làm xuất lộ dấu vết nền móng gốc của hai nhà che Cửu vị thần công; kết cấu bước gian, bước cột và các loại vật liệu xây dựng của hai công trình kiến trúc này, phục vụ cho việc nghiên cứu và bổ sung hồ sơ dự án “Bảo tồn, phục hồi thích nghi hai nhà Cửu vị thần công”.

Quá trình khảo cổ trên diện tích 60m2 ở hai nhà che Cửu vị thần công đã phát lộ các lớp móng gạch vồ ở Tả Pháo xưởng, chân táng và gia cố bằng bê tông ở Đông Bắc Hữu Pháo xưởng, kết cấu móng gạch dọc nền móng phía tây Hữu Pháo xưởng, kết cấu gia cố chân táng cột dọc nền móng phía tây Tả Pháo xưởng…

Việc khảo cổ được tuân thủ theo quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi công tác khai quật khảo cổ kết thúc, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ có báo cáo và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khảo cổ. Việc công bố kết quả khai quật khảo cổ sẽ được trung tâm thực hiện theo quy định.

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt
Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích núi Bân – được xem là đàn Nam Giao của vương triều Tây Sơn, nơi Nguyễn Huệ làm lễ cáo trời đất, chính danh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Quang Trung vào năm 1788 xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Cẩn trọng với di sản
Cẩn trọng với di sản

Nhiều tuần nay, không chỉ giới khoa học mà dư luận chung đều đặc biệt quan tâm đến công tác khai quật khảo cổ khu vực điện Thái Hòa (Đại Nội, Huế). Trước tiên được lý giải bởi đây là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn, nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích cùng các đại thần. Còn nữa là công việc khai quật khảo cổ có vẻ khá mới mẻ với nhiều người.

Khai quật khảo cổ tại điện Thái Hòa trước khi trùng tu
Khai quật khảo cổ tại điện Thái Hòa trước khi trùng tu

Tối 31/5, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khai quật khảo cổ khu vực hai bên chái điện Thái Hòa nhằm đánh giá hiện trạng công trình, phục vụ việc trùng tu sau này.