Thứ Hai, 17/12/2018 17:12

Yêu mến và hiểu Huế mới làm cho Huế ngày càng đẹp hơn

Sáng 17/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có buổi gặp mặt các nhà nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ để lắng nghe những ý kiến đóng góp trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật của tỉnh và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Huế trên tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Tạo sản phẩm hấp dẫn cho hệ thống di tích lưu niệm Bác HồNhững tài nguyên cần gìn giữThừa Thiên Huế và Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sảnDi sản vào học đường: Nuôi dưỡng niềm tự hàoNâng cao vị thế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô HuếThêm hoạt động, thêm giá trị cho di tích, di sảnTái hiện Lễ Ban Sóc triều NguyễnChống xuống cấp cho di tích sau mùa mưa bãoTrình diễn Nhã nhạc và múa cung đình trong Ngày Di sản Văn hóa Việt NamHọc sinh, sinh viên khám phá, trải nghiệm di sảnXây dựng hồ sơ di sản tư liệu ẩm thực cung đình Huế

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi gặp mặt 

Tiềm lực hùng hậu

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

“Tỉnh đã và đang giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định tiềm lực của văn nghệ sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu Huế rất hùng hậu và có uy tín, vấn đề là làm thế nào để khơi gợi tiềm năng ấy. Tại buổi gặp mặt này, lãnh đạo tỉnh mong muốn được lắng nghe những ý kiến tâm huyết, những đề xuất về phát triển Thừa Thiên Huế trong thời gian tới của nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế.

Tạo cho Huế nét riêng

Tại buổi gặp mặt, các ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đều mong muốn xây dựng đô thị di sản phải có văn hóa di sản; do đó phát triển kinh tế vùng đất di sản, về lâu dài cần phải tập trung phát triển mạnh du lịch văn hóa và di sản. Đồng thời, xây dựng con người của đô thị di sản, những con người mang tính cách và văn hóa Huế, đại diện cho tinh hoa của Huế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, thời gian gần đây, những việc làm khó đã được tỉnh giải quyết, nhiều dự án chỉnh trang đô thị được thực hiện tạo niềm tin và đồng thuận cao của Nhân dân. Ông Nguyễn Xuân Hoa đề nghị phải sớm quy hoạch và xây dựng công viên văn hoá Ngự Bình. Đây là dự án được cộng đồng quan tâm, khi hoàn thành sẽ tạo điểm nhấn cho đô thị Huế, trả lại mặt bằng cảnh quan cho núi Ngự Bình. Là thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng dân cư trong khu vực, kết nối các địa điểm di tích lịch sử, danh thắng ở TP. Huế thu hút khách du lịch.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông chia sẻ, Huế đã và đang đổi thay theo hướng tích cực, cảnh quan Huế vẫn phải có những nét trẻ trung nhưng vẫn phải có sự trầm ngâm, sâu lắng của Huế, vừa tuyền thống vừa hiện đại, vừa bảo tồn vừa phát triển và vẫn giữ được cốt cách riêng có của Huế. Khẳng định chỉ có những người hiểu Huế, yêu mến Huế mới có thể làm cho Huế tốt đẹp hơn. Đề nghị tỉnh cần có các hội đồng quy hoạch về kiến trúc, không gian, cây xanh cho Huế…

“Con đường của Huế đi trong tương lai là phát triển du lịch trên nền tảng của di tích và đi những bước đi vững chắc trên đó. Tức là làm cho di tích sống động hơn, có ngôn ngữ riêng. Thế mạnh của Huế là di tích, là Festival nên phải biến Festival và di tích thành thế mạnh du lịch rất riêng có của Huế”- nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông nêu quan điểm.

Cùng quan điểm, nhà thơ Võ Quê cho rằng cần phải tôn tạo, bảo tồn các di sản đang xuống cấp để phát triển du lịch. Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết tâm tôn tạo di tích Châu Hương Viên - một điểm được cho là không gian diễn xướng nghệ thuật ca Huế là một tin vui với người yêu ca Huế. Cần hơn nữa nhưng không gian diễn xướng cho ca Huế.

Một số ý kiến cho rằng: cần xây dựng một bảo tàng mỹ thuật tại Huế; có chính sách đào tạo và giữ chân người tài; biến Huế thành công xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp; xem xét thu hồi các tác phẩm điêu khắc để trả lại vị trí xứng đáng; xây dựng ý thức thị dân, bảo vệ môi trường xanh-sạch-sáng.

Khơi dậy tiềm thức của người Huế

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ đóng góp ý kiến tại buổi gặp mặt 

Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết của các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sỹ Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, đây không phải lần đầu gặp mặt và mỗi lần gặp mặt lãnh đạo tỉnh lại có thêm nhiều ý tưởng để xây dưng Huế phát triển. Lãnh đạo tỉnh luôn cầu thị để lắng nghe những ý kiến, đóng góp từ nhiều phía, phục vụ cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của tỉnh làm sao để Huế phải phát triển vươn lên xứng tầm với những gì vốn có của nó.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa; trong định hướng sắp tới sẽ khôi phục lại hệ thống di tích thuộc dự án di dời khu vực 1 Kinh thành Huế, trong đó có Trấn Bình Đài, Mang Cá Nhỏ, Mang Cá Lớn... Cùng với đó, tỉnh chủ trương chuyển đổi công năng nhiều công trình, địa danh nổi tiếng thành không gian công cộng như: hồ Thủy Tiên, đồi Vọng Cảnh, cồn Dã Viên… phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

“Tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành văn hóa rà soát để phân bổ lại hệ thống tác phẩm tượng nghệ thuật đang nằm rãi rác ở Thiên An, biển Thuận An để phát huy giá trị vốn có của nó. Đồng thời, dành nguồn lực tương xứng để sưu tầm, tích lũy hiện vật phục vụ cho việc trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật trong tương lai”- Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.