Thứ Sáu, 05/01/2018 07:22

Biểu tượng đẹp & đậm chất văn hóa

Lễ hội Áo dài lâu nay luôn được xem là một trong những lễ hội “đinh” của Festival Huế, tuy nhiên, dường như chưa mấy người được nghe, được biết về Chúa Võ, về lăng Trường Thái…

Áo dài trên khắp phố phườngẤn tượng với Huế từ những tà áo dài qua cầu Trường Tiền

Lễ hội Áo dài luôn là chương trình “đinh” của Festival Huế 

Một ngày đầu tháng 6, nhận được tin báo ông Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ sẽ lên thăm lăng Trường Thái vào sáng hôm sau, nhiều bậc trưởng thượng là hậu duệ Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (còn gọi là Chúa Võ) - người đang yên nghỉ trong lăng - khá bất ngờ và cảm kích. Sáng hôm sau, mới tinh mơ họ đã khăn đóng áo dài túc trực bên lăng để đón khách. Và cũng bất ngờ là người đứng đầu chính quyền tỉnh cũng đến thăm từ rất sớm, cùng đi còn có lãnh đạo địa phương và các ban ngành hữu quan.

Trong quá trình kiểm tra thực trạng, khi thấy cảnh hoang vu, đường sá vào lăng còn quá cách trở, Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị sớm có phương án chỉnh trang tôn tạo; trước mắt thực hiện ngay việc phát quang, vệ sinh môi trường; hoàn chỉnh kịch bản lễ hành hương tri ân Chúa Võ - người khai sáng áo dài Việt Nam. Rà soát đất đai khu vực bảo vệ di tích, có phương án thu hồi đất xung quanh lăng để trồng cây bản địa hoặc cây thông nhằm tạo cảnh quan và vành đai bảo vệ di tích; …

Chỉ hơn tuần sau, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cùng UBND thị xã Hương Trà đã ra quân phát dọn, vệ sinh môi trường, tu chỉnh để lối dẫn vào lăng được thuận tiện hơn. Việc nào cụ thể việc ấy, và nói là làm.

Chiếc áo dài khiến người phụ nữ Huế trở nên duyên dáng và đầy sức cuốn hút

Trở lại với lăng Trường Thái của Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát, vị Chúa thứ 8 của 9 đời Chúa Nguyễn. Lăng hiện tọa lạc tại núi La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) tuy về cuối đời sa vào tửu sắc và bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng triều chính, song, hành trạng và công lao của ông là không hề nhỏ. Ông là người có công lớn mở rộng đất nước về phương nam. Lãnh thổ Việt Nam hiện nay về cơ bản đã được định hình xong vào thời Chúa Võ. Ông cũng là người ban hành nhiều cải cách về tổ chức, hành chính, trang phục… với tham vọng “lập quốc một cõi” cho xứ Đàng Trong. Việc sai người phỏng theo áo của người Chăm và áo sườn xám của Trung Hoa để chế ra chiếc áo “ngũ thân lập lĩnh” (áo dài 5 thân) đã khiến Võ Vương “vô tình” trở thành người đặt nền móng cho chiếc áo dài Việt Nam nổi tiếng ngày nay.

Lễ hội Áo dài lâu nay luôn được xem là một trong những lễ hội “đinh” của Festival Huế, tuy nhiên, dường như chưa mấy người được nghe, được biết về Chúa Võ, về lăng Trường Thái. Việc Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đích thân thăm, thị sát lăng Trường Thái ngay trước thềm Festival Huế 2020, chỉ đạo chỉnh trang, hoàn thiện kịch bản hành hương tri ân người có công khai sáng chiếc áo dài Việt Nam là một hành động đậm chất văn hóa. Lễ hội Áo dài nói riêng, Festival Huế nói chung vì thế sẽ ngày càng trở nên gần gũi, thiêng liêng trong lòng mỗi người con xứ Huế...

Bài, ảnh: HIỀN AN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Lan tỏa vẻ đẹp áo dài
Lan tỏa vẻ đẹp áo dài

Ngày hội tôn vinh áo dài với chủ đề “Phụ nữ Hương Thuỷ khoe sắc cùng áo dài” diễn ra sáng 26/2 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin & Thể thao TX. Hương Thủy, thu hút hàng trăm nữ cán bộ, hội viên trên địa bàn tham dự

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.