Thứ Năm, 25/01/2018 13:45

Câu chuyện đằng sau những kỷ vật

Được chọn lọc từ gần hai mươi ngàn tư liệu, hiện vật, tương ứng với hàng ngàn câu chuyện cảm động về tình cảm của Bác Hồ với mảnh đất, con người Thừa Thiên Huế và tình cảm của Nhân dân Thừa Thiên Huế...

Dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh“Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”

Được chọn lọc từ gần hai mươi ngàn tư liệu, hiện vật, tương ứng với hàng ngàn câu chuyện cảm động về tình cảm của Bác Hồ với mảnh đất, con người Thừa Thiên Huế và tình cảm của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Người, “Câu chuyện đằng sau những kỷ vật”, với sáu mươi bảy câu chuyện kể về gần 100 hiện vật quý hiếm (đang được trưng bày ở bảo tàng) là cuốn sách do Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế biên soạn, Nhà xuất bản Thuận Hóa vừa mới cho ra bạn đọc. Đây là ấn phẩm không chỉ có ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (1980-2020), mà còn nói lên nỗ lực “tự làm mới mình  bằng cách rút ruột” những hiện vật mang đậm đặc trưng riêng có, để giới thiệu với bạn đọc và người quan tâm thêm cụ thể, chân thực sinh động và hấp dẫn hơn.

Cuốn sách “Câu chuyện đằng sau những kỷ vật” giới thiệu gần 100 hiện vật quý

Những hiện vật gắn bó với thời niên thiếu trong những năm tháng Người cùng người thân của gia đình sinh sống và học tập ở Huế chủ yếu nằm ở các di tích (với những hiện vật đồng thời được trưng bày bổ sung trong di tích), hiện vật về giai đoạn này (những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) hầu như rất hiếm, nên “Chiếc mâm gỗ mít và câu chuyện về gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh” kể về chiếc mâm gỗ mít mà cụ Tư Nghệ (cụ Nguyễn Sinh Sắc) và Nguyễn Sinh Khiêm, cùng Nguyễn Sinh Cung đã dùng bữa cơm thân mật tại nhà ông Đỗ Ngôn ở vùng Kim Long, Huế (đây là bữa cơm ông Đồ Ngôn mời để tạ ơn cụ Đồ Nghề đã cứu chữa khỏi trọng bệnh cho vợ mình), là hiện vật hết sức đặc biệt với tuổi đời trên một trăm năm, liền với đó là câu chuyện cảm động về tấm lòng nhân hậu của gia đình Người với những người dân nghèo xứ Huế, và nghĩa cử thân tình của họ dành cho gia đình Người. Điều này, phần nào cắt nghĩa vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đến mảnh đất và con người xứ Huế.

Bằng chứng là những phần thưởng, thư khen, món quà Người gửi cho Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên Huế trong hai cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (nhất là những người con tiêu biểu của Huế vinh dự được gặp Người). Đó là những kỷ vật được nâng niu, gìn giữ hơn cả báu vật, như: “Lá cờ quyết chiến quyết thắng, chiếc áo bông, chiếc áo lụa, huy hiệu Bác Hồ, chiếc đài, chiếc đồng hồ… đến những tình cảm thân  thương, niềm tin son sắt của cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân Thừa Thiên Huế dành cho Người bằng việc lưu giữ từng tờ giấy bạc có hình ảnh của Bác Hồ, tự tay làm khuôn đúc tượng, vẽ chân dung để tưởng niệm trong ngày Người đi xa”.

Để những hiện vật “tự kể về mình” trên cơ sở nội dung của cuốn sách, nên chuyển thành phim tài liệu (ghi lại giọng nói, hình ảnh, cảm xúc của chủ nhân hiện vật…). Đó là việc cần làm ngay, nếu chậm sẽ khó thực hiện như mong muốn, bởi phần lớn họ là những người cao tuổi, có người đã ra đi mang theo những câu chuyện kỷ vật về Bác Hồ; đồng thời, hàng năm, Bảo tàng Hồ Chí Minh nên tổ chức gặp mặt những nhân chứng đã hiến tặng hiện vật vào dịp sinh nhật Người, để tri ân. Bởi họ là những người đã có đóng góp không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế.

Tin rằng, cuốn sách sẽ là nguồn tư liệu quý, chân thực, sống động đến được với đông đảo bạn đọc, nhất là thế hệ trẻ, góp phần tích cực trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang diễn ra sâu rộng trên mảnh đất từng in đậm dấu ấn tuổi thơ trong ký ức Người.

Bài, ảnh: LÊ VIẾT XUÂN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng hàng trăm cây ăn trái, cây tạo cảnh quan
Trồng hàng trăm cây ăn trái, cây tạo cảnh quan

Ngày 2/2, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Chân Mây phối hợp chính quyền địa phương xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) và Trường THCS Lộc Vĩnh phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023.