Thứ Sáu, 08/11/2019 07:15

Gian nan “cõng” phim về bản làng

Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là thông tin trên mạng internet cùng với phương tiện truyền thông hiện đại, việc chiếu phim lưu động gần như ít được nhắc đến và được mọi người đùa rằng đó là công nghệ của một thời “ăn mày dĩ vãng”. Tuy nhiên, thực tế với những địa bàn vùng sâu và vùng xa, chiếu phim lưu động vẫn được xem là nhu cầu văn hóa, kênh thông tin hiệu quả.

Đảm bảo an toàn tại các rạp phim phục vụ Liên hoan Phim Việt NamKhai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIIDu lịch Huế sẵn sàng phục vụ khách dự liên hoan phim

Đội chiếu phim lưu động đưa phim về vùng sâu, vùng xa

Đưa phim về vùng sâu, vùng xa

Dù công nghệ ngày càng phát triển, song những người công tác trong ngành chiếu phim lưu động của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh vẫn miệt mài, lặng lẽ đưa những thước phim hay đến các bản làng heo hút, vùng dân tộc thiểu số… để phục vụ bà con và lực lượng vũ trang. Thông qua những bộ phim, đó còn là hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên rất nhiều lĩnh vực đến với người dân vùng sâu, vùng xa.

Theo Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, dù chỉ với 4 đội chiếu phim lưu động, nhưng hàng năm đã trình chiếu hàng trăm bộ phim đến với các xã vùng sâu, vùng xa, trong đó tập trung vào hai huyện Nam Đông và A Lưới. Hầu hết phim được chiếu có nội dung sâu sắc, đề tài hay nói về cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống lịch sử dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người tốt, việc tốt, phòng, chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống tội phạm, xây dựng nông thôn mới…

Anh Nguyễn Thành Toàn, Đội trưởng Đội chiếu phim lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh kể rằng, bên cạnh các khâu chuẩn bị “cứng” thì những thành viên trong đội còn đảm nhận rất nhiều phần việc phụ khác từ thông báo thời gian, địa điểm cho đến việc vệ sinh sân bãi, sắp xếp chỗ ngồi…

Có thâm niên gần chục năm làm trong ngành chiếu phim lưu động, anh Toàn cho biết, dù trang thiết bị phục vụ cho việc chiếu phim vẫn còn cồng kềnh, việc vận chuyển đi lại gặp nhiều khó khăn nhưng anh em làm việc trong đội luôn cố gắng, không nề hà.

“Mỗi đợt đi thường kéo dài 2 tuần, từ xã này qua xã khác. Mỗi lần như thế đội ở nhờ các nhà văn hóa của xã, thôn và tự trang trải mọi sinh hoạt”, anh Toàn kể về hành trình đưa phim lưu động về các bản làng. Ngoài ra, các đội còn đảm nhận thêm các đợt, tuần chiếu phim vào những dịp lễ, kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị trọng đại.

Đổi mới kỹ thuật, tìm thêm nguồn phim phù hợp

A Lưới là địa bàn được “thụ hưởng” khá nhiều từ các đoàn chiếu phim lưu động. Không giống như nhiều nơi khác, nhà nhà có ti vi, điện thoại thông minh, đa phần bà con ở một số xã trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, vì thế chiếu phim lưu động được đánh giá là kênh thông tin hiệu quả giúp người dân tiếp cận nhiều bộ phim hay. Đó còn là kênh giải trí và giúp bà con hiểu thêm về rất nhiều vấn đề trong đời sống thông qua mỗi bộ phim.

Ông Lê Văn Hâm, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Sơn (huyện A Lưới) - một trong những địa bàn vùng sâu, vùng xa thường được đoàn chiếu phim lưu động đến phục vụ nói rằng, bà con nơi đây rất vui mỗi khi đón đoàn và được xem phim hay. “Nhờ có đoàn chiếu phim đã giúp bà con không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn nâng cao nhận thức, nắm bắt các chủ trương, đường lối một cách kịp thời”, ông Hâm chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tâm sự, dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng những người làm công tác trong “mặt trận văn hóa” vẫn luôn miệt mài, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Theo ông Hải, thị trường phim trên thế giới và trong nước hiện nay chủ yếu là phim kỹ thuật số hiện đại, trong khi đó phương tiện, thiết bị chiếu phim của các đội chiếu phim lưu động còn khá lạc hậu, nguồn phim được cung cấp từ Cục Điện ảnh còn hạn chế về nội dung, thể loại so với thị trường điện ảnh rộng lớn hiện nay.

Chưa kể, một số địa bàn mà đoàn chiếu phim lưu động đi qua vẫn còn tình trạng chưa quan tâm, giúp đỡ, có nơi đã từ chối, không cho các đội chiếu phim lưu động làm nhiệm vụ. “Dù vậy, vượt qua biết bao thăng trầm, những người làm công tác chiếu phim lưu động vẫn lặng lẽ với công việc của mình. Phần thưởng mà mỗi anh em nhận được là sự hưởng ứng nhiệt tình, sự yêu mến của bà con”, ông Hải chia sẻ.

Để đáp ứng nhu cầu chiếu phim lưu động trong thời gian tới tốt hơn, ông Hải cho rằng sẽ tiếp tục đầu tư, từng bước bổ sung, đồng bộ hệ thống trang, thiết bị kỹ thuật cho các đội chiếu. Tăng cường khai thác nguồn phim sao cho phù hợp với nhận thức, thẩm mỹ của người xem. “Chúng tôi hướng tới mục tiêu không chỉ đạt chỉ tiêu buổi chiếu mà đặc biệt chú trọng chất lượng, hiệu quả mỗi buổi chiếu”, ông Hải khẳng định.

Bài: NHẬT MINH - Ảnh: VHĐA

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.

Lao động nữ di cư Gian nan hành trình mưu sinh
Lao động nữ di cư: Gian nan hành trình mưu sinh

Nhiều phụ nữ muốn di cư lập nghiệp với hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng thực tế họ lại phải đối mặt với những khó khăn, xa gia đình, đời sống lại vô cùng bấp bênh... Họ ít có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề hay tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội.

Trong gian nan, cần nắm lấy cơ hội tăng trưởng mới cho ASEAN
Trong gian nan, cần nắm lấy cơ hội tăng trưởng mới cho ASEAN

Khi các nền kinh tế ASEAN tiếp tục đi trên con đường mở cửa và hoạt động kinh doanh trở lại một cách an toàn, điều cần thiết là các nước cũng phải quản lý những thách thức kinh tế đang ngày càng tăng và xác định cách tốt nhất để nắm bắt những cơ hội mới nhằm phục hồi một cách linh hoạt, toàn diện và bền vững.

Những người làm sạch lòng cống
Những người làm sạch lòng cống

Mùi nước thải hôi thối, đất đá chất thành từng lớp dày đến tận gối, cùng với đó là rất nhiều loại rác thải đặc rền… được công nhân lần lượt vớt lên từ dưới lòng cống. Chứng kiến cảnh đó mới thấu hiểu được sự vất vả, nhọc nhằn của đội ngũ những người làm sạch lòng cống.

Gian nan hành trình đạt chuẩn
Gian nan hành trình đạt chuẩn

Để “cán đích”nông thôn mới (NTM), các xã vùng gò đồi Hương Trà đang chật vật để hoàn thành các tiêu chí còn lại, đồng thời “gánh” thêm nỗi lo, tiêu chí này chưa hoàn thành thì tiêu chí khác lại “rớt” chuẩn.