Thứ Ba, 20/08/2019 06:10

“Huế đem đến cho tôi nhiều thử thách thú vị”

ThS. Andrea Teufel (CHLB Đức) nhận tôn vinh Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019. Gần 19 năm tâm huyết với công việc bảo tồn di sản Huế, Andrea Teufel - thạc sĩ bảo tồn và phục hồi xem Huế như là quê hương thứ hai. Là một trong những chuyên gia hàng đầu của Cộng hòa Liên bang Đức tham gia trùng tu, bảo tồn khu di sản Huế, bà và cộng sự đã đạt được giải ba giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh; đồng thời, đạt giải ba giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc năm 2018 và được vinh danh là một trong những trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2019.

Sẽ có thêm nguồn lực trùng tu di sảnCHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản Huế

Nhân dịp đầu năm mới 2022, thạc sĩ Andrea Teufel đã dành cho CTV Thừa Thiên Huế Cuối tuần một cuộc trao đổi cởi mở.

Chào bà, bà có thể giới thiệu cho độc giả đôi nét về cuộc sống và công việc của bà tại Việt Nam?

Năm 2003, lần đầu tiên tôi đến Huế với nhiệm vụ tu sửa những bức bích họa trong cung An Định. Dự án này được tài trợ nằm trong chương trình bảo tồn văn hóa của Bộ Ngoại giao Đức. Đến nay đã gần 19 năm. Từ đó, nước Đức tiếp tục tài trợ những dự án hợp tác của Hội Bảo tồn Di sản văn hóa (GEKE) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhằm mục đích gìn giữ Huế như thành phố di sản thế giới. Tính đến nay, đã có 5 dự án trải dài nhiều năm, mỗi một dự án với một chủ đề chuyên môn và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các dự án đều cùng chung một khái niệm về sự chuyển giao phối hợp và ứng dụng trực tiếp những kiến thức thực tiễn và lý thuyết về một phương thức bảo tồn - tu sửa dựa trên khoa học và thực nghiệm cho những người tham gia dự án về phía Việt Nam.

Th.S Andrea Teufel (CHLB Đức) nhận tôn vinh Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu tỉnh năm 2019

Khởi đầu được xem là nhiệm vụ nhỏ và kéo dài 3 tháng trong một thành phố châu Á ở miền Viễn Đông ấy, lại thay đổi đời tôi sâu xa đến nỗi, nơi chốn này giờ đây với năm tháng đã trở thành trung tâm trong đời sống và công việc của tôi. Không phải đơn giản, với tư cách là một người châu Âu phái nữ, có thể hiểu thấu nền văn hóa châu Á, đặc biệt nền văn hóa Việt Nam, và còn đặc biệt hơn là nền văn hóa Huế. Nhưng nhờ vào lòng yêu thích vốn có, tôi đã luôn cởi mở, quan tâm và sẵn sàng nhập cuộc và thích nghi, tôi học hỏi được thêm thông qua công việc hàng ngày gần gũi với đội ngũ người Việt và những đồng nghiệp khác, chẳng hạn như những đồng nghiệp từ Đại học Huế và những người bạn của tôi. Điều ấy làm tôi thích thú và càng lúc càng thấy thú vị hơn. Hiện, tôi đang sống với Leopold, phu quân của tôi, mười năm trước anh ấy đã từ Pháp dọn về Huế, và với chú chó Việt Nam Loulou 16 tuổi. Chúng tôi thực sự rất thích ở đây bên bờ sông Hương.

ThS. Andrea Teufel và cộng sự dự án điện Phụng Tiên

Qua những dự án trùng tu di tích đã tham gia, điều gì khiến bà thấy tâm đắc nhất?

Đối với tôi, thành phố Huế đem đến rất nhiều nhiệm vụ và thử thách vô cùng thú vị. Ở đây có thể xác định khu vực căng thẳng nằm trong sự khó khăn bảo tồn những chất liệu dễ hư hoại và những kiến trúc được xây cất bằng những chất liệu ấy trong điều kiện thời tiết chỉ thuận lợi cho sự tàn phá, cộng thêm những đòi hỏi và hậu quả của những dòng khách thăm viếng ồ ạt. Làm thế nào để những di tích văn hóa và những công trình kiến trúc có một không hai, dễ bị hư hại ấy có thể chịu đựng được những sức ép, được bảo tồn một cách trung thực, được cống hiến và trao truyền cho du khách đầy ấn tượng và thú vị, câu hỏi ấy làm nên mục tiêu nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn, tu sửa, bảo quản và là trọng tâm chính trong công việc của tôi. Chẳng hạn, những đồng nghiệp Việt Nam và tôi đã triển khai một phương pháp đáng tin cậy thích hợp trong mọi tình huống để khôi phục những kỹ thuật trang trí và trát vôi truyền thống của Việt Nam. Với công trình này và cách chúng tôi trao truyền phương pháp ấy cho những người tham gia dự án trong thời gian dài, chúng tôi đã được HUSTA và VUSTA trao giải thưởng sáng tạo hạng 3 vào năm 2018.

Dự định của bà trong năm 2022 là gì?

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cho dự án hiện thời, khôi phục và triển khai Điện Phụng Tiên trong Đại Nội, được dự thảo từ năm 2017 cho đến năm 2026. Trong dự án này, chúng tôi đi những bước đường mới. Chúng tôi bảo tồn những tàn tích, phục hồi những kiến trúc đang tồn tại và sẽ tái hiện những gì chưa được bảo tồn bằng những chứng nhận lịch sử tại chỗ nhờ vào phương tiện phóng chiếu, kỹ thuật số và nghệ thuật. Nhờ thế điện Phụng Tiên sẽ lý thú và có thể trải nghiệm được trong tương lai.

Và rồi, tôi sẽ rất sung sướng, hy vọng sẽ gặp lại nước Đức sau 2,5 năm bị giãn cách do dịch COVID-19 và gặp lại gia đình, nhất là được ôm bà mẹ 77 tuổi của tôi.

Xin cảm ơn bà!

HOÀNG THỊ THỦY TIÊN (Thực hiện) 

GS.TS. THÁI KIM LAN (Dịch từ bản tiếng Đức)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.