Thứ Sáu, 30/09/2016 12:26

Kiến thức về thành phố

Điều này chỉ thành chuyện khi cậu bé ấy đã hơn 14 tuổi, sống cùng gia đình trong một khu dân cư ở bờ Nam sông Hương.

“Cửa mình vừa qua, có phải là Thượng Tứ không mẹ?”. Cháu trai nhoài ra người ra cửa sổ và hỏi. Đó cũng là câu hỏi bình thường đối với những ai vừa mới đến thành phố, hoặc chỉ đôi khi ghé qua nên mọi thứ chưa thể nào được ghi nhớ hết. Điều này chỉ thành chuyện khi cậu bé ấy đã hơn 14 tuổi, sống cùng gia đình trong một khu dân cư ở bờ Nam sông Hương. Mẹ cháu xác tín lại điều đó cho con, hơi có phần cao giọng hơn bình thường khi nhắc cu cậu phải chú ý và quan sát mọi thứ xung quanh. “Con biết mà – cậu bé nói – chỉ tại có hơi chút nhầm lẫn vì các cửa gần giống nhau, chỉ khác con đường và dãy phố hai bên”. Tuy nhiên, vẫn có một chút gì đó lừng khừng khi tôi nhân tiện test lại cu cậu tên các cửa vào Thành nội…

Có những điều đơn giản vậy thôi, nhưng vẫn là một cái gì đó không chắc chắn lắm khi tôi – nhân câu chuyện này – thử làm một cuộc khảo sát bỏ túi của mình về kiến thức thành phố ở vài cô bé, cậu bé mình gặp. Sông Hương, núi Ngự, Đại Nội, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức hay lăng Khải Định và festival là những từ được nhắc tới trong khảo sát này. Ngay cả khi hỏi ngược lại trong Đại Nội có gì thì câu trả lời cũng không đến ngay và cũng không mấy nhiều.

Dù không đồng ý với cách nhìn khác, rằng lũ trẻ bây giờ thuộc tên diễn viên và các hot boy, hot girl, biết tường tận các điểm bán thức ăn đường phố trong các ngõ ngách, các điểm thường được chọn để check-in… hơn là những địa danh văn hóa, lịch sử vì không phải là hoàn toàn, tôi vẫn nhận thấy, chúng ta dường như đã ít quan tâm đến việc mình đã làm gì, hướng dẫn các con ra sao và có vẻ “thả nổi” chúng với việc tự học, tự tìm hiểu. Hoặc có khi, giao phó điều ấy cho nhà trường. Trong khi đó, áp lực của việc học chính khóa, học thêm gần như đã “xếp kín” lịch sinh hoạt hàng ngày của lứa tuổi học trò.

Tôi nhớ cách đây không lâu, một cô giáo dạy văn đã nghỉ hưu kể lại niềm hứng thú của cô và trò khi thay vì vào phòng học, chị dẫn các cháu ra Nghinh Lương Đình để giảng bài Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Chị kể, sau hôm ấy, đọc bài văn như một kiểu thu hoạch của cả lớp, chị đã cảm nhận được những điều thật khác, tươi mới và sinh động hơn hẳn những bài viết khác mà các em đã làm. Cô giáo ấy nói, chị tiếc vì không thể làm việc ấy thường xuyên được. Chị cũng bảo, giá mà hồi còn đi dạy, các buổi ngoại khóa được nhà trường lên lịch dạy tại nhiều điểm như thế của Huế, chắc chắn là các em sẽ biết thêm nhiều điều và cảm nhận sẽ khác…

Tôi nhớ điều này đã được đặt ra tại nhiều diễn đàn giáo dục và văn hóa. Nếu thức sự được quan tâm và triển khai đúng mức, những buổi tham quan, giờ học ngoại khóa, hay những buổi nghe giảng thực địa tại một điểm di tích hay thắng cảnh nào đó chắc chắn sẽ mang đến cho học trò nhiều thú vị. Những bài học về văn hóa, lịch sử, cuộc sống và con người cũng sẽ nhờ thế mà gần gũi, sinh động, thú vị và dễ nhớ, dễ thuộc hơn rất nhiều.

Một sự thay đổi, có thể rồi sẽ lại được bắt đầu khi tại buổi làm việc vào trung tuần tháng 2 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chính thức giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng giáo trình giáo dục văn hóa, truyền thống địa phương cho học sinh các cấp trên cơ sở phù hợp với lứa tuổi…

MỘC TRÀ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân

Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành xã hội là hoạt động được các cấp bộ Đoàn nỗ lực triển khai nhằm phát huy công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới
London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới

Lái một chiếc ô tô chạy bằng xăng ở thủ đô London (Vương quốc Anh) tốn kém hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, ngoại trừ Hồng Kông (Trung Quốc), một phần là do các con đường tắc nghẽn của thành phố này, theo một kết quả xếp hạng được công bố ngày hôm nay (15/2).

Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố
Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố

Với quyết tâm không khoan nhượng với các loại tội phạm, lực lượng công an các xã, phường vùng ven TP. Huế đã và đang siết chặt “vòng vây”, đẩy mạnh công tác tuần tra đêm để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý các đối tượng phạm pháp, giữ vững an ninh trật tự tại cơ sở.

Tạo đột phá để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tạo đột phá để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham luận của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tại hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng vào sáng 5/2 tại Bình Định cho thấy nhiều giải pháp để hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương.

Động lực lên thành phố
Động lực lên thành phố

Tôi đã lạc bước chỉ sau vài năm trở lại nhà người bạn ở một xóm khá hẻo lánh của một làng quê bên dòng sông Bồ. Con đường đất ngang qua cánh đồng ngày trước giờ đã thay thế bằng tuyến bê tông rộng rãi, lại còn kết nối thêm nhiều nhánh vươn đến các khu dân cư khác nên không nhận ra là phải.