Thứ Tư, 05/09/2018 10:39

Mặc áo dài đi thăm di tích

Một cách nghĩ, một cách làm, một cách khuyến khích… rất hay! Nói một cách văn hoa là “một mũi tên trúng nhiều đích”.

Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3“Phải lòng” SalzburgTruy tìm tung tích tử thi nổi trên sông HươngOlympic tiếng Anh & chiếc áo dài làm nên ấn tượngViết tiếp câu chuyện về áo dài HuếÁo dài trong cuộc sống đương đại

Du khách mặc áo dài đi tham quan Đại Nội Huế trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu

Ấy là chuyện tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định không thu tiền vé cho những ai đi thăm các di tích Huế trong các ngày từ 6 - 8/3. Nhưng không “cho không” mà có điều kiện - mặc áo dài.

Một điều kiện quá dễ cho người thực hiện và cũng có lợi cho người thực hiện. Nhìn vào thời gian, chúng ta thấy đây là dịp ngày Quốc tế phụ nữ. Ngày Quốc tế phụ nữ mà phụ nữ mặc áo dài truyền thống thì quá hay. Thời gian gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cũng đã “khởi xướng” chuyện nam mặc áo dài truyền thống. Tuy có “lời ra tiếng vào” nhưng muốn nói rằng, chuyện nam mặc áo dài cũng không phải là chuyện mới. Từ sau tết đến nay thời tiết Huế rất đẹp. Nếu mặc áo dài cũng không vướng bận gì.

Mặc áo dài truyền thống vừa đẹp, vừa hay… lại vừa được tiền (khỏi mua vé di tích). Biết đâu chuyện này lại kích thích cho nhiều người đi thăm di tích Huế, thế là có thêm một cái lợi nữa là thoải mái tinh thần, hiểu biết thêm về văn hóa hoặc nếu biết rồi thì đây cũng là một dịp ngắm lại, ôn lại… thì cũng chỉ có được chứ chẳng mất mát gì. Nói tóm lại là rất nhiều cái lợi về mặt cá nhân.

Thế về mặt xã hội thì tỉnh có cái lợi gì?

Trước hết đây là một cách vận động, một cách làm để hiện thực hóa ý tưởng xây dựng Huế - Kinh đô áo dài. Họ có kinh đô ánh sáng; xứ sở sương mù; đất nước chùa tháp; xứ sở ngàn hoa; đất nước mặt trời mọc… Thế thì ta có: Kinh đô áo dài, Kinh đô ẩm thực, cũng là có cái riêng biệt để tự hào. Những thứ này Huế đã có nền tảng, giờ là lúc bắt tay thực hiện cho nên có nhiều điều thuận lợi.

Một cái lợi khác là góp phần quảng bá thương hiệu Huế. Huế là một thương hiệu lớn có nhiều giá trị đặc trưng. Giờ lại thêm những giá trị khác để “khoe” ra với thiên hạ. Thế thì có thêm nhiều người biết đến Huế, quan tâm đến Huế… mà đến thăm. Thế thì Huế lại thu thêm được nhiều tiền: tiền lưu trú, tiền ăn uống, tiền vui chơi giải trí, tiền đi lại, mua sắm… Rồi từ đây lại tác động cho nhiều hoạt động kinh tế khác phát triển. Thế là lợi đủ đường rồi còn gì!?

Cho nên mạo muội nói rằng: “một mũi tên trúng nhiều đích” là vậy!

Nguyên Lê

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Lan tỏa vẻ đẹp áo dài
Lan tỏa vẻ đẹp áo dài

Ngày hội tôn vinh áo dài với chủ đề “Phụ nữ Hương Thuỷ khoe sắc cùng áo dài” diễn ra sáng 26/2 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin & Thể thao TX. Hương Thủy, thu hút hàng trăm nữ cán bộ, hội viên trên địa bàn tham dự

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.