Thứ Sáu, 17/01/2020 07:33

Âm nhạc đường phố

Theo dòng thời gian và qua các kỳ Festival Huế, từ khóa “đường phố” xuất hiện ngày càng phổ biến, gắn liền với các nội dung liên quan đến hoạt động văn hóa - nghệ thuật hay du lịch Huế, như lễ hội đường phố, ẩm thực đường phố… và còn nữa là âm nhạc đường phố.

Tại sao phải 100?Ấn tượng với Festival Huế 2022Rộn ràng sắc màu văn hóa trên đường phố

Khá xa lạ ở nước ta nhưng tại nhiều nước trên thế giới, âm nhạc đường phố là một nét văn hóa. Nó được biết đến với các tên gọi như nghệ thuật đường phố hay biểu diễn đường phố. Một thời, còn được gọi hát dạo, hát rong, xiếc dạo, diễn rong... Ngoài yếu tố nghệ thuật, âm nhạc đường phố luôn mang đến cho khán thính giả sự thoải mái, giải trí, vui vẻ, gần gũi... Tất cả các yếu tố đó đã tạo nên một nét văn hóa cộng đồng rất đặc sắc.

Khó có thể đánh đồng đêm diễn của Ban nhạc Viet Bambas (Brazil) và sau đó là của nhóm Guitar Học viện Âm nhạc Huế tại sân khấu Công viên 3/2 trong Tuần lễ Festival Huế 2022 mà tôi có dịp thưởng thức với các hoạt động hát dạo, hát rong bất chợt bắt gặp đâu đó. Thế nhưng, điều cảm nhận chung là sự vui vẻ, thoải mái và gần gũi khi mà không gian biểu diễn không bị che chắn và khoảng cách giữa nghệ sĩ và người xem rất gần. Khán giả có thể gặp gỡ và giao lưu với người biểu diễn.

Nhạc sĩ Lê Phùng, người từng đứng ra tổ chức biểu diễn âm nhạc đường phố kể rằng, rất ấn tượng từ những lần sang Pháp chứng kiến những nhóm nhạc, ban nhạc chơi nhạc trên đường phố rất hay, thu hút đông đảo du khách. Trở về nước, nhân Festival Huế 2000, anh đã đề xuất với ban tổ chức về tổ chức sự kiện âm nhạc này và đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Từ sự thành công đó, âm nhạc đường phố chính thức góp mặt trong chương trình của mỗi kỳ Festival Huế và đều nhận được sự ủng hộ rất lớn của khán giả.

Còn trong hồi tưởng của nhiều người, những năm đầu sau ngày giải phóng quê hương, cung An Định hay Công viên Thương Bạc và nhiều nơi khác nữa ở Huế đã là những tụ điểm âm nhạc đường phố. Hằng tuần khi chiều về hay đêm xuống, những nơi này đã là điểm đến của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Họ tập trung lại để thưởng thức những chương trình biểu diễn của các đội văn nghệ xung kích, một thời hát vang các ca khúc cách mạng.

Khơi dậy loại hình biểu diễn âm nhạc đường phố mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn, Học viện Âm nhạc Huế từng đứng ra tổ chức trình tấu nhạc giao hưởng qua dàn kèn và dàn violon tại Nhà Kèn và Bia Quốc Học vào mỗi chiều thứ bảy hàng tuần, thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức. Còn ấn tượng sâu đậm nhất về Tuần lễ Festival Huế 2022 là những sân khấu nằm dọc theo đôi bờ sông Hương, đặc biệt là sân khấu cồn Dã Viên với những đêm vui rộn ràng, ngập tràn tiếng hát.

Điều mà nhiều người lo khi Tuần lễ Festival Huế 2022 đi qua là hoạt động âm nhạc đường phố như bao kỳ trước đây, không được duy trì thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân cũng như tạo sản phẩm hoạt động du lịch mới lạ cho du khách. Cũng thật dễ hiểu khi thưởng thức và cùng hòa điệu với âm nhạc đường phố bắt đầu đã trở thành một thói quen và một nét văn hóa đang dần được ưa chuộng và yêu thích ở Cố đô.

ĐAN DUY

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.

Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc
Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc

Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...