Thứ Năm, 03/12/2015 13:00

“Tham vọng” quy hoạch đỉnh đèo Hải Vân thành trọng điểm du lịch

Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thực hiện khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan. Trao đổi một số thông tin bước đầu về hoạt động này, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết: Việc nghiên cứu phục hồi di tích này hoàn toàn không khó và khảo cổ sẽ bổ sung những phần tư liệu còn thiếu.

Đề xuất phương án sát nhập các trạm thu phí khu vực hầm Hải VânVết nứt hầm đường bộ Hải Vân: Thường xuyên kiểm tra đánh giá các vết nứtHầm đường bộ Hải Vân: Các vết nứt không ảnh hưởng kết cấu

TS. Phan Thanh Hải. Ảnh: Thu Thủy

Hải Vân Quan ở vị trí đầu sóng ngọn gió, bị thời gian và chiến tranh tàn phá, lại hoang hóa không được quản lý trong nhiều năm. Việc công nhận danh hiệu cho di tích mới chỉ là sự khởi đầu cho các hoạt động bảo vệ di tích này theo quy định của Nhà nước. Để tiếp tục phục hồi, cần phải thực hiện khảo cổ nhằm có những cứ liệu lịch sử cụ thể và có một kế hoạch trùng tu tổng thể cho di tích. Mục tiêu của khảo cổ học là làm xuất lộ toàn bộ phần bậc cấp, cổng của Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan và làm xuất lộ toàn bộ tuyến đường thiên lý Bắc Nam đi về phía Thừa Thiên Huế. Đồng thời, làm rõ toàn bộ móng thành bao bọc xung quanh và tìm kiếm những hiện vật lịch sử. Đây sẽ là những thông tin quan trọng để xây dựng hồ sơ trùng tu di tích một cách khoa học nhất., TS. Phan Thanh Hải nói.

Tại thời điểm khai quật khảo cổ học, hiện trạng của Hải Vân Quan như thế nào, thưa ông?

Di tích Hải Vân Quan vốn là một điểm chắn trên đỉnh đèo Hải Vân, trên con đường độc đạo Bắc - Nam. Con đường hiện tại xuyên qua đèo không phải là con đường nguyên xưa. Khi người Pháp làm lại, họ đi vòng đường khác, bỏ con đường cũ. Theo thời gian, con đường cũ đã bị lấp. Nguyên thủy, đây là cụm đồn cứ điểm, hai đầu được mở hai cổng. Cổng hướng về phía Đà Nẵng gọi là Hải Vân Quan. Cổng hướng về Thừa Thiên Huế là “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”. Cổng về phía Đà Nẵng, đường và bậc tam cấp vẫn còn, nhưng Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan thì toàn bộ phần cổng đi về phía Huế đã bị lấp mất dấu cả con đường kết nối, vốn là con đường thiên lý Bắc- Nam ngày xưa. Tường bao quanh của hệ thống phòng thủ cũng bị sạt lở và bị lấp đi rất nhiều.

Kết quả khảo cổ bước đầu đã cho thấy điều gì?

Việc khai quật khảo cổ này được thực hiện trên diện tích rộng 600m2. Kết quả bước đầu cho thấy đã xuất lộ chân móng bậc cấp và một phần của đường đi về phía Thừa Thiên Huế. Hiện nay, lực lượng khảo cổ đang tiếp tục đào để tìm kiếm thông tin về con đường và tường thành bao quanh. Chúng tôi cố gắng tìm kiếm những thông tin còn thiếu về mặt cứ liệu.

Sau khai quật khảo cổ, việc quan trọng tiếp theo sẽ là gì?

Chúng tôi đã thống nhất với TP. Đà Nẵng, sau bước khảo cổ học sẽ mời Viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng làm đơn vị tư vấn. Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin có được và cùng họ xây dựng phương án trùng tu tổng thể Hải Vân Quan. Đó là bước thứ nhất. Có phương án rồi đến kế hoạch trùng tu. Để công trình có thể khởi công trong năm 2019, mọi thủ tục liên quan đến kế hoạch trùng tu di tích Hải Vân Quan phải được hoàn tất và phê duyệt trước ngày 31/10.

Dấu tích đầu phía Nam cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan (Hải Vân Quan). Ảnh: Di tích Huế

Đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý để trùng tu một di tích đã được xếp hạng mất nhiều thời gian. Vấn đề này có ảnh hưởng đến tiến độ mục tiêu khởi công trùng tu Hải Vân Quan?

Đúng là trình tự thủ tục để xây dựng một dự án trùng tu di tích rất khó khăn. Hải Vân Quan mới chỉ là di tích cấp quốc gia, chưa phải là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Nhưng lại có chút rắc rối đó là luôn phải có sự phối hợp giữa 3 cơ quan, gồm: Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Trong đó, hai sở có vai trò về quản lý Nhà nước, Trung tâm có vai trò là cơ quan chuyên môn. Mọi thủ tục của dự án đều phải ký đủ ba bên nên thời gian kéo dài.

Vậy bước thứ hai là gì, thưa ông?

Bước thứ hai “tham vọng” hơn là quy hoạch tổng thể đỉnh đèo Hải Vân gắn liền với di tích trọng điểm Hải Vân Quan. Trong đó, toàn bộ khu dịch vụ, bãi đậu xe, hàng quán, nhà vệ sinh… đều phải gắn với tổng thể di tích. Đối với Hải Vân Quan, vấn đề không chỉ đơn thuần là trùng tu một di tích mà hướng đến việc có thể biến hóa di tích này thành một trọng điểm của du lịch, gắn kết du lịch của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Có như vậy, Hải Vân Quan mới vừa được quản lý chặt chẽ, vừa khai thác hiệu quả giá trị lịch sự văn hóa của di tích. Chúng tôi đang đề xuất, nếu việc này được thực hiện bằng hình thức đấu thầu xã hội hóa sẽ thuận lợi hơn, vì đây là điểm thu hút rất đông du khách.

Hải Vân Quan có sự phối hợp quản lý giữa ba cơ quan của hai địa phương, tại sao việc phân chia hiện vật khảo cổ lại đặt ra ở đây?

Thực ra, khi một di tích nằm ở khu vực ranh giới được giao cho hai địa phương quản lý thì mục đích cuối cùng là để làm sao thực hiện việc quản lý tốt hơn. Riêng với di tích Hải Vân Quan, hiện vật cũng chỉ là hiện vật kiến trúc. Hoặc nếu có khác cũng chỉ là một số loại vũ khí gắn với chức năng nguyên xưa của di tích là một đồn phòng thủ, chứ không phải là bảo vật quý giá gì đó. Nếu có những loại hiện vật này, sau này khi trùng tu phục hồi di tích, chúng tôi cũng sẽ gắn lại vào công trình để phát huy giá trị vốn có của nó.

Chúng ta không nên đặt vấn đề chia hiện vật ở đây. Bộ VH, TT&DL đề cập đến việc này chỉ là vấn đề về thủ tục. Nếu có bất cứ hiện vật nào được phát hiện trong quá trình khai quật khảo cổ, giải pháp bảo tồn tốt nhất vẫn là bảo tồn chúng gắn liền với đồn cứ điểm, tổ chức trưng bày tại chỗ để giới thiệu với du khách về giá trị của chúng.

Theo ông, việc phục hồi di tích Hải Vân Quan từ hiện trạng này có gặp nhiều khó khăn không?

Việc này hoàn toàn không có những khó khăn không thể thực hiện được. Hải Vân Quan hiện trạng và nguyên xưa có điểm khác nhau là tuyến đường chính, đường bộ mới được làm đi vòng để tránh Hải Vân Quan. Nhưng đây cũng là điểm thuận lợi khi chúng ta khôi phục lại di tích này. Đoạn đường từ Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan đi xuống có thể hơi khó khăn nhưng lại là yếu tố để giúp người thời sau hiểu người đi trước đã từng vất vả leo đèo lội suối như thế nào để tổ chức hoạt động ở đồn cứ điểm. Việc phục hồi một số tường thành bao quanh cũng không khó, vì các tường thành chủ yếu là được xếp đá.

Tuy nhiên, có một vấn đề chắc chắn sau này phải thảo luận là hiện trong khu vực có một số lô cốt do người Pháp dựng lên sau này. Ở góc độ nào đó, đây cũng là một phần của lịch sử. Vấn đề là chúng ta phải ứng xử như thế nào? Tháo dỡ chúng để phục hồi nguyên trạng như thời Nguyễn, hay để hiện diện như một phần lịch sử đã từng tồn tại và mới xuất hiện sau này. Đây là vấn đề rất hay và cần phải được thảo luận về mặt khoa học. Đạt được sự đồng thuận, chúng tôi sẽ chọn phương án để thực hiện.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017. Công trình nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Dưới thời nhà Nguyễn, đây là cửa ải quan trọng và là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam.

ĐỒNG VĂN (Thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OPEC Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay
OPEC: Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trong năm 2023, với số lượng ngày càng tăng các dự báo cho thấy khả năng quay trở lại mức 100 USD/thùng, Hãng thông tấn Reuters dẫn lời các quan chức từ các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho hay.

ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học
ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tờ The Straits Times, của các tác giả là ông Shawn Lum, Chủ tịch Hiệp hội Tự nhiên (Singapore) và ông Vinayagan Dharmarajah, Giám đốc khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BirdLife International (Vương quốc Anh).

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.