Thứ Hai, 07/03/2016 11:33

Chiêm ngưỡng rồng – phượng trên bảo vật triều Nguyễn

Đó cũng là tên triển lãm vừa được Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp khai mạc vào sáng 7/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Giới thiệu với đại biểu về những cổ vật có trang trí rộng - phượng

Cổ vật được trưng bày tại triển lãm lần này là những vật dụng dùng trong đời sống sinh hoạt, lễ nghi cung đình triều Nguyễn, được làm từ các chất liệu quý hiếm như: vàng, bạc, đá quý, ngọc, đồi mồi, gồm 4 nhóm: biểu trưng quyền lực, đồ thờ tự và nghi lễ, văn phòng tứ bảo và đồ sinh hoạt.

Mũ thượng triều của vua có trang trí hình tượng rồng

Huế là kinh đô của vương triều Nguyễn (1802-1945), cũng là kinh đô cuối cùng của Việt Nam dưới thời quân chủ. Thời Nguyễn, nổi bật và phổ biến nhất trong các hình tượng nghệ thuật của Huế là Tứ linh (bốn con vật thiêng, gồm: Long (rồng); phượng (phượng hoàng), lân (kỳ lân) và linh quy (rùa thiêng), và tiêu biểu nhất trong tứ linh là rồng và phượng.

Rồng xuất hiện trong nghệ thuật Việt rất sớm, nhưng phải đến thời Nguyễn, hình tượng rồng mới đạt đến sự phong phú tối đa về đề tài, chất liệu và hình thức biểu đạt. Cũng như rồng, phượng hoàng hay phượng là một hình tượng đặc biệt trong văn hóa Việt. Nhưng không như rồng, vốn có nguồn gốc từ phương Bắc, phượng hoàng có thể là sản phẩm của cư dân phương Nam.

Lưu giữ hình ảnh rồng trên cổ vật triều Nguyễn

“Có thể nói, hình tượng rồng – phượng thời Nguyễn đã được các nghệ nhân đương thời thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau. Ngoài biểu trưng cho quyền uy, hình tượng rồng – phượng còn là lời cầu mong sự trường trị, phồn thịnh của chế độ. Từ nghệ thuật truyền thống, linh vật rồng – phượng đã đi vào mỹ thuật cung đình, được tối ưu hóa để mang hình ảnh của quyền lực tối cao của vương quyền. Đồng thời cũng là biểu trưng cho sự khai mở, cho khát vọng một xã hội thái bình, thịnh trị. Linh vật rồng – phượng thời Nguyễn đã để lại một di sản đồ sộ về mặt tạo hình, là biểu tượng đa chiều của văn hóa Việt Nam. Đây thật sự là những báu vật vô giá không chỉ chứa đựng những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của một thời đại mà còn phản ánh tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam trong việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới thời quân chủ”, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu.

Tin, ảnh: Đồng Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà Nguyễn làm lịch như thế nào
Nhà Nguyễn làm lịch như thế nào?

Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người, các vụ mùa có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.

Tiền đề quý giá
Tiền đề quý giá

Một “tiền đề”, một cơ chế để trưng tập, hồi hương những di sản bị lưu lạc của đất nước là hết sức cần thiết.

Huy động mọi nguồn lực để hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo về nước sớm nhất
Huy động mọi nguồn lực để hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về nước sớm nhất

Ngày 1/11, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin cho biết: Sau những nỗ lực đàm phán với Hãng Millon, 7 giờ 30 phút ngàỵ 31/10/2022 (giờ Paris), đại diện phía Việt Nam và Hãng đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Tiếp đó, đến 10 giờ 10 phút ngày 31/10/2022, Hãng Millon đã có thông cáo chính thực việc đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá ngày 31/10/2022 của Hãng. Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.