Thứ Hai, 02/03/2015 22:30

Thăm di tích Bác Hồ ngày Quốc khánh

Cứ đến dịp Quốc khánh, Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 Mai Thúc Loan, TP. Huế và làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang là địa chỉ để nhiều người dân, du khách tìm đến. Dẫu đã quen thuộc thì cảm xúc vẫn khác khi đến những nơi này vào ngày Tết Độc lập.

Giữa chốn đô thị sầm uất, ngôi nhà rường ba gian mái ngói ở 112 Mai Thúc Loan yên bình với hàng dâm bụt, tấp nập đón khách tham quan trong ngày Tết độc lập. Không chỉ người Việt, khách Tây cũng đến viếng Bác với tấm lòng ngưỡng vọng.

Hai vị khách Hồng Kông tham quan Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 Mai Thúc Loan, TP. Huế 

Ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan thời điểm chúng tôi đến, du khách liên tục vào ra. Có người từ Bắc vào, miền Nam ra, có khách tận nước Đức, Úc và Hồng Kông xa xôi. Đến Huế du lịch vào dịp Quốc khánh, họ đến đây để dâng lên nén hương bày tỏ lòng ngưỡng vọng một vị lãnh tụ được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Trước khi vào tham quan Đại Nội, gia đình chị Hòa (ở Hà Nội) ghé nơi đây kính cẩn thắp nhang lên bàn thờ Bác. Chị Hòa kể, cứ đến ngày Quốc khánh và sinh nhật Bác, vợ chồng chị đều đến viếng lăng Bác ở Hà Nội. Dịp này vào Huế, chị tìm đến đây để tỏ lòng thành. Thật không thể cầm được nước mắt trước những kỷ vật và câu chuyện về Bác ở nơi đây.

Hai cô gái Laura đến từ nước Đức và Julia (Úc) ngạc nhiên với khung cảnh giản dị của ngôi nhà

Hai cô gái Laura đến từ nước Đức và Julia (Úc) tỏ ra ngạc nhiên khi nghe về tuổi thơ của vị lãnh tụ đất nước Việt Nam. Laura nói: “Trước khi đến đây, tôi chỉ biết chút ít thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ đã giải phóng dân tộc Việt Nam. Nhưng tôi không hình dung được Người đã trải qua tuổi thơ gian khó như thế này. Thật kỳ diệu là ông đã trở thành lãnh tụ của Việt Nam, danh nhân văn hóa của thế giới. Đây quả là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Huế, giúp tôi hiểu hơn về cuộc đời của một con người vĩ đại”.

Du khách thành kính dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một địa điểm khác cũng để lại dấu ấn đặc biệt đối với du khách gần xa là Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ. Đây là ngôi nhà Bác đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh trai Nguyễn Sinh Khiêm theo cha Nguyễn Sinh Sắc về đây dạy học. Tại lớp học của cha trong ngôi nhà này, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên. Ở làng Dương Nỗ, ngôi nhà này cùng với bến Đá, am Bà, đình làng trở thành cụm di tích liên hoàn ghi dấu những câu chuyện về tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mười mấy năm nay, chị Diệp Thúy Hằng làm thuyết minh viên ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi tháng chị trực luân phiên ở nhà lưu niệm Bác tại 112 Mai Thúc Loan và làng Dương Nỗ 2 tuần. Đã biết bao lần giới thiệu về các di tích này với du khách gần xa, nhưng chị bảo, chị vẫn không tránh khỏi xúc động mỗi khi thuyết minh trong dịp Tết độc lập và ngày sinh nhật Bác. Chị chia sẻ: “Dẫu là công việc thường nhật nhưng mỗi khi đến ngày Tết độc lập, trong lòng tôi trào dâng cảm xúc khi nhìn ngắm bao kỷ vật về Bác Hồ. Trên hết là lòng biết ơn vô hạn về sự hy sinh vì lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân của Người”.

Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ qua sách tư liệu

Trên mảnh đất Thừa Thiên Huế, tâm hồn của Bác đã dần được nuôi dưỡng để trở thành một tâm hồn lớn và hình thành nên một nhân cách vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đây di sản vật chất và tinh thần to lớn mà Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên Huế vinh dự có trách nhiệm giữ gìn, phát huy. Bà Lê Thùy Chi, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cho hay: “Để phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trên quê hương Thừa Thiên Huế, chúng tôi chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá những giá trị di sản của Người thông qua hệ thống di tích, nhất là giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đồng thời, kết nối với các hãng lữ hành đưa các di tích Bác Hồ vào tour tuyến du lịch. Qua đó, người dân và du khách hiểu thêm những năm tháng niên thiếu Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia đình sống và học tập ở Huế. Điều đáng mừng là năm nay, lượng khách đến thăm bảo tàng và các di tích Bác Hồ tăng cao, nhất là vào dịp lễ 26/3, 19/5 và 2/9”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Trồng hàng trăm cây ăn trái, cây tạo cảnh quan
Trồng hàng trăm cây ăn trái, cây tạo cảnh quan

Ngày 2/2, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Chân Mây phối hợp chính quyền địa phương xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) và Trường THCS Lộc Vĩnh phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023.