Người dân mua sắm lương thực tại một siêu thị ở Dải Gaza. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Bên cạnh đó, cơ quan lương thực của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2021; song, cơ quan có trụ sở tại thủ đô Rome (Italy) nhận định, con số này sẽ thấp hơn so với mức tiêu thụ dự báo.
Chỉ số giá thực phẩm của FAO, trong đó theo dõi giá cả quốc tế của các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đã đạt mức trung bình 130 điểm trong tháng trước. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Được biết, con số đã được điều chỉnh cho tháng 8 ở mức 128,5 điểm.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá lương thực trong tháng 9 đã tăng 32,8%. Giá hàng hóa nông nghiệp ghi nhận mức tăng mạnh trong năm qua.
Theo đó, chỉ số giá ngũ cốc của FAO đã tăng 2% trong tháng 9 vừa qua so với một tháng trước đó, được thúc đẩy bởi giá lúa mì tăng gần 4%.
Cũng trong tháng 9, giá dầu thực vật thế giới đã tăng 1,7%, đồng thời cho thấy mức tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh giá dầu cọ tăng do nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ và những lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động ở Malaysia.
Theo FAO, giá đường toàn cầu đã tăng 0,5% trong tháng 9, do lo ngại về thời tiết bất lợi cho mùa màng ở quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới là Brazil.
Đối với sản lượng ngũ cốc, FAO dự báo một vụ mùa kỷ lục trên thế giới ở mức 2,8 tỷ tấn vào năm 2021, tăng nhẹ so với mức 2,788 tỷ tấn được ước tính cách đây 1 tháng.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)