Thứ Tư, 20/03/2019 10:18

Đại dịch là “hồi chuông cảnh tỉnh” cho vấn nạn lãng phí thực phẩm ở Đông Nam Á

Trả lời phóng viên báo CNBC, các chuyên gia nhấn mạnh COVID-19 là một lời cảnh tỉnh, làm nổi bật sự cấp thiết phải chiến đấu với vấn nạn lãng phí thực phẩm của thế giới.

World Bank rót vốn cho một start-up giải quyết vấn đề rác thải thực phẩmĐiều hướng xử lý lãng phí thực phẩmĐể đảm bảo tương lai thực phẩm bền vững cho người dân toàn cầuNhiều sáng kiến giải quyết lãng phí thực phẩm ở ASEAN

Lãng phí thực phẩm là vấn đề lớn cần giải quyết nhanh, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, mà còn trên cả toàn cầu. Ảnh minh họa: Alamy/VTV.vn

Trong bối cảnh toàn cầu đang trong các hạn chế phong tỏa, đi lại bị đình trệ, đại dịch đã bộc lộ những lỗ hổng của mạng lưới cung ứng. Bởi sự gián đoạn đã tạo ra tắc nghẽn trong lực lượng lao động tại nông trại, vận tải và hậu cần, những điều này đã gây ra tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu và tăng giá sản phẩm.

William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Công Nghệ Nanyang ở Singapore nhận định: “Đại dịch là một lời cảnh tỉnh có hiệu quả. Trước COVID-19, mọi người không quá coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu bởi thực phẩm có được rất dễ dàng. Song hiện nay, vấn đề này đang được nhiều người suy nghĩ. Tôi không coi đó là một vấn đề mất mát, mà xem đây là một cơ hội tốt để thay đổi góc nhìn hiện tại”.

Có thể nói rằng, lãng phí thực phẩm là một trong những thách thức lớn nhất của toàn cầu.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) ước tính, mỗi năm, 1/3 tổng số lương thực được sản xuất, tương đương với 1,3 tỷ tấn đã bị thất thoát hoặc lãng phí. Lãng phí lương thực chiếm 8% - 10% lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.

Cùng lúc, Công ty tư vấn quản lý Boston Consulting Group cũng cho biết rằng giảm lãng phí thực phẩm có thể tiết kiệm đến 700 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á đang tham gia vào cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm, cũng như tái phân phối và tái chế thực phẩm dư thừa.

Giảm lượng thức ăn để giải quyết chất thải thực phẩm

Năm 2020, Singapore đã tạo ra 665.000 tấn chất thải thực phẩm, chiếm khoảng 11% tổng lượng chất thải được tạo ra ở Singapore.

Rayner Loi, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp về quản lý chất thải thực phẩm nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) Lumitics tại Singapore cho biết, thoát khỏi đại dịch, nhiều khách sạn, hãng hàng không đang giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm và đặt tính bền vững là ưu tiên “trung tâm và hàng đầu”.

Đây là một sự thay đổi đáng kể so với với vài năm trước, khi rác thải thực phẩm “hầu như không xuất hiện trên radar” và việc trò chuyện với các công ty trong ngành là vô cùng khó khăn. Sự tiếp thu ngày một tăng là kết quả có được một phần nhờ vào giáo dục ngày càng được nâng cao, cộng thêm các quy định mới của chính phủ và tính bền vững luôn được đề cao trong chương trình nghị sự của công ty, ông Rayner Loi nhận xét.

Theo đó, công ty đã phát triển một thiết bị theo dõi dựa trên trí thông minh nhân tạo được lắp đặt trong các thùng rác để đo lường và theo dõi tất cả các chất thải thực phẩm. Bằng cách tìm hiểu trong thời gian thực, rác thải thực phẩm bị đổ đi gồm những gì và số lượng bao nhiêu, các đầu bếp có thể dựa vào đó giảm lượng thức ăn sản xuất, bày biện trên các phần ăn trong quầy tự chọn.

Lumitics chỉ ra rằng, điều này hỗ trợ giảm đến 40% chất thải thực phẩm và chi phí thực phẩm cũng giảm 8%.

Từ năm 2024 trở đi, các chủ sở hữu và người sử dụng các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp ở Singapore tạo ra lượng lớn thực phẩm sẽ được yêu cầu phải tách riêng chất thải thực phẩm của công ty để xử lý.

Biến rác thải thực phẩm thành “hộp bất ngờ”

Một người chơi khác tham gia hành trình chống lãng phí thực phẩm là Yindii – một công ty khởi nghiệp chống lãng phí thực phẩm ở Thái Lan cũng ra mắt ứng dụng kết nối những người dân Bangkok có ý thức về môi trường với các tiệm bánh, quán cà phê, siêu thị và nhà hàng trên địa bàn.

Theo đó, các doanh nghiệp này sẽ chất đầy hàng tồn kho chưa bán trong một “hộp bất ngờ” mà khách hàng có thể mua với mức giá chiết khấu từ 50% - 80% vào cuối ngày, bên cạnh đó còn được giao hàng đến tận nhà.

Kế hoạch được triển khai thực hiện khi người sáng lập Yindii đã mô tả tình trạng lãng phí rác thải thực phẩm ở Bangkok là “thảm khốc”, nơi chỉ có 2% lượng rác thải thực phẩm được tái chế.

Được biết tại Thái Lan, khoảng 17 triệu tấn thực phẩm không sử dụng được đã bị đổ đi mỗi năm và khoảng 64% trong số 27,4 triệu tấn rác thải của nước này được tạo thành từ rác hữu cơ, bao gồm rác thải thực phẩm và rác từ nhà bếp.

Bản thân các công ty trong ngành đã đánh giá thấp về vấn đề này.

Đến nay, Yindii đã chứng kiến hơn 20.000 hộp bất ngờ được khách hàng mua. Việc phân phối lại thực phẩm lẽ ra đã bị vứt bỏ có thể giúp nhiều người đang có cuộc sống nghèo khổ cùng cực. Đối tác của Yindii là nhiều tập đoàn lớn, gồm nhiều khách sạn như Hilton Sukhumvit Bangkok, Grand Hyatt Erawat Bangkok... Trong vài tháng tới, công ty đang tìm cách mở rộng thị trường sang các thành phố khác ở Thái Lan và Đông Nam Á.

Công nghệ là con đường phía trước

Cần phải nhìn nhận rằng, công nghệ đang bắt đầu đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết chất thải thực phẩm.

Đông Nam Á đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chất thải thực phẩm, bởi khu vực có nhiều trang trại quy mô nhỏ dựa vào chăn nuôi gia súc thâm canh và thiếu phương tiện để đầu tư vào công nghệ nông nghiệp hiệu quả hơn.

Một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp quốc được đưa ra là hướng đến mục tiêu giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm vào năm 2030 ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời cũng giảm thất thoát thực phẩm dọc theo chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả sau thu hoạch.

Theo nhận định của các chuyên gia, các mối quan hệ đối tác công tư sẽ là chìa khóa quan trọng, nơi “các công ty khởi nghiệp nhỏ nhiệt tình” có thể mở rộng quy mô với sự trợ giúp của công nghệ và tài trợ từ chính phủ, hoặc làm việc với các tập đoàn đa quốc gia lớn để lấp đầy lỗ hổng...

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.