Một số dự án phải đánh giá tác động môi trường
Cập nhật lúc 17:52, Thứ ba, 02/10/2012 (GMT+7)
Theo quy định tại Nghị định 18 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT), đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT có hiệu lực từ 1/4/2015, có 113 dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Trong đó quy định chi tiết tất cả các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác... đều phải thực hiện đánh giá ĐTM. Ngoài ra còn có các dự án thuộc nhóm dự án về: sản xuất vật liệu xây dựng; giao thông; điện tử, năng lượng, phóng xạ; liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt (có giới hạn diện tích, quy mô); thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý, tái chế chất thải; cơ khí, luyện kim; chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ; sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến nông sản; chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo; sản xuất giấy, văn phòng phẩm; dệt nhuộm, may mặc và nhóm dự án khác.
Nghị định cũng quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch BVMT, việc lập, thẩm định, phê duyệt và công khai thông tin về quy hoạch BVMT; điều kiện của tổ chức thực hiện, thẩm định báo cáo và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch BVMT của Luật Bảo vệ môi trường.
Liên quan đến các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định quy định 11 nhóm dự án. Trong đó có các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; dự án lấn biển từ 20 ha trở lên, dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên, đất rừng tự nhiên từ 100 ha trở lên, có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên và nhiều dự án có quy mô, công suất sản xuất lớn liên quan đến các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khai khoáng, xây dựng...
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”
Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.