Trước tình hình này, tập trung chú ý giải quyết các thách thức gây nên bởi dân số già là vấn đề đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi họ có nhu cầu tiếp tục cống hiến cho xã hội.
Cần đảm bảo quyền và lợi ích của người cao tuổi trên thế giới. Ảnh: UN
Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới có khoảng 700 triệu người trên 60 tuổi. Dự kiến đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên thành 2 tỷ người, chiếm hơn 20% dân số thế giới. Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng về số lượng người cao tuổi sẽ là nhanh nhất và lớn nhất tại các nước đang phát triển. Trong đó, châu Á sẽ là khu vực có nhiều người cao tuổi nhất và châu Phi sẽ chứng kiến tốc độ già hóa nhanh nhất.
Trước tình hình này, tập trung chú ý giải quyết các thách thức gây nên bởi dân số già là vấn đề đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi họ có nhu cầu tiếp tục cống hiến cho xã hội.
Năm 2018 sẽ là năm thứ 70 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR). Cùng lúc, ngày quốc tế người cao tuổi năm nay sẽ một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyên bố này và tái khẳng định cam kết thúc đẩy sự hưởng thụ bình đẳng về nhân quyền cho người cao tuổi trên thế giới.
Được biết, chủ đề của ngày quốc tế người cao tuổi năm 2018 sẽ tập trung vào các mục tiêu: thúc đẩy các quyền được nêu trong tuyên ngôn UDHR và ý nghĩa của nó trong cuộc sống hằng ngày của người cao tuổi; tạo điều kiện để người cao tuổi tiếp tục cống hiến cho xã hội; phản ánh sự tiến bộ và thách thức trong tiến trình đảm bảo toàn vẹn và bình đẳng về nhân quyền, quyền tự do cơ bản của người cao niên và kêu gọi cả thế giới hành động để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của con người trong mọi lứa tuổi.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ UN)