Thứ Sáu, 25/03/2016 06:45

Khắc tinh của “thầy mo”

Lên công tác ở vùng núi thị xã Hương Trà, tôi nghe nhiều câu chuyện cảm kích, tận tâm của bác sĩ Võ Quang Nhân, Trưởng trạm Y tế (TYT) xã Bình Điền. Hiện, bác sĩ Nhân được mệnh danh là thầy thuốc của bản làng ở vùng quê này.

Hết lòng chăm sóc sức khỏe người dânĐuổi “con ma rừng”

Bác sĩ Võ Quang Nhân khám, điều trị cho bệnh nhân tại TYT Bình Điền

Trăn trở

Võ Quang Nhân theo nghiệp y vì nặng tình với bà con quê nhà. Học hết phổ thông, anh theo học lớp y sĩ đa khoa tại Trường cao đẳng y tế Huế rồi trở về công tác tại TYT Bình Điền vào năm 1991. Mới ra trường, công tác y tế địa phương thiếu thốn nhiều thứ khiến anh bận lòng.

Một đồng nghiệp của BS Nhân chia sẻ, làm cán bộ y tế ở Bình Điền hồi đó khổ lắm. Khổ không chỉ từ cái ăn, cái ở mà khổ từ chuyện bám dân, vận động tuyên truyền giúp dân nắm bắt kiến thức ăn uống hợp vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh nhưng BS Nhân không nề hà gian khó. Đơn cử, việc tiêm chủng cho trẻ, hễ có lịch, anh Nhân khăn gói vật dụng, thuốc men, vắc xin đến tiêm tận nhà. Mà đến từng nhà đâu thuận lợi như bây giờ, bởi đường sá vùng núi đồi cách trở. Oái ăm hơn khi vừa đến nơi, nhiều phụ huynh sợ con cháu đau không hợp tác, anh phải mất thời gian khuyên nhủ. Hoàn thành một đợt tiêm chủng là cán bộ ở trạm mừng vui hớn hở.

Do tiếp cận nhiều ở cơ sở, anh càng hiểu sự vất vả, thiếu thốn của bà con. Khi về huyện, phố họp hành, anh kết nối với bạn bè, đồng nghiệp tuyến trên, đưa các chương trình thiện nguyện của tổ chức đoàn thể, nhà hảo tâm đến với bà con địa phương. Có thể là quà gạo, vật dụng chăn màn, thuốc men... là những dịp giúp anh có cơ hội để lồng ghép tuyên truyền người dân nâng cao kiến thức ăn uống sinh hoạt hợp vệ sinh và khi đau ốm phải đến cơ sở y tế để khám chữa trị kịp thời...

Tận tâm

Năm 2003, Võ Quang Nhân đăng ký theo học khóa bác sĩ đa khoa dài hạn tại Trường đại học Y Dược Huế. Khi có tấm bằng bác sĩ, năm 2007, anh nhận lệnh lên công tác tại TYT Hồng Tiến, một địa bàn có nhiều đồi núi ở Hương Trà. So với Bình Điền, Hồng Tiến thời điểm đó còn khó khăn bội lần. Toàn xã lúc ấy có hơn 1.000 hộ dân, trong đó 2/3 là dân tộc thiểu số sống nhờ vào nương rẫy. Ám ảnh nhất hồi đó, Hồng Tiến là một trong những địa bàn trọng điểm sốt rét của tỉnh. Chuyện phòng ngừa sốt rét lại một thách thức vì nhận của người còn hạn chế. Mỗi tháng xảy ra 4-5 trường hợp, nhưng bà con cứ nghĩ đó là chuyện ma hờn, quỷ ám tin vào thầy mo, thầy pháp cúng bái. Thế nhưng, BS Nhân "bắt bài" loại trừ hủ tục mê tín ấy ở vùng cao này.

Minh chứng điều đó, anh kể, vào dịp hè năm 2009, một trường hợp nam tầm 60 tuổi, thôn 2 đi rừng về sốt run cầm cập.  Lúc đó, anh đang khám bệnh ở trạm nghe tin họ bày biện hương đèn mời thầy mo đến cúng.  Biết việc chẳng lành, anh tìm đến thăm hỏi, khám, đo huyết áp, kê thuốc cho bệnh nhân uống. Sau đó bệnh nhân dần dần hạ sốt, tỉnh táo. Lúc này, người thân bệnh nhân chào mời vui vẻ, còn thầy cúng lẳng lặng ra về. Cũng tại thôn 2 này, cuối năm 2009, có phụ nữ đi suối trên đường về nhà lên cơn co giật, miệng không nói thành lời nhưng người nhà vẫn tin vào thầy cúng. Lúc ấy, cùng với sự hỗ trợ của một số thanh niên trong thôn anh tìm đã thấy chị này lơ mơ nên la lớn: “Người đã sốt cao, nếu không đưa ra trạm khám xử lý sớm, bệnh nhân sẽ chết oan uổng”. Lời nói rắn rỏi của anh khiến thầy cúng không thể tiếp tục làm trò lừa bịp...

Cũng trong thời điểm này, bên cạnh loại trừ các hủ tục lạc hậu ở địa phương, anh Nhân và đội ngũ cán bộ y tế ở trạm tiếp tục thắp lên niềm tin, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ở Hồng Tiến. Chính anh là người vận động tuyên truyền các chị em nơi đây bỏ tập quán sinh đẻ tại nhà bằng việc đỡ "mát tay" mỗi năm từ 15-20 trường hợp sản phụ sinh con tại trạm; đồng thời tiên lượng nhiều trường hợp đẻ khó, sản phụ bị sản giật (hội chứng Hellp) chuyển lên tuyến trên để được mẹ tròn con vuông.

Sau những năm gian khó ở xã Hồng Tiến, BS Võ Quang Nhân trở lại công tác tại TYT xã Bình Điền vào năm 2014. Với người "cầm trịch" hoạt động y tế quê nhà, người dân tin tưởng đến TYT khám, điều trị ngày một đông hơn. Anh là người tôn trọng ý kiến tập thể, có kinh nghiệm chủ động lên kế hoạch triển khai hoàn thành tốt chương trình mục tiêu y tế quốc gia ở địa phương như, phòng trừ dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng đạt trên 95%, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, dân số -KHHGĐ... Đáng ghi nhận nhiều năm gần đây ở Bình Điền không để xảy ra các dịch bệnh.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Bình Điền cho biết, nhờ BS Võ Quang Nhân mà người dân đã tin tưởng ngành y, nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe, loại trừ bệnh dịch xảy ra trong cộng đồng. Nhiều  năm qua, BS Nhân được nhận nhiều giấy khen, bằng khen thị xã Hương Trà, Sở Y tế trao tặng thành tích xuất sắc trong công tác y tế ở miền núi...

Bài, ảnh: Minh Văn Phái

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan
Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan

Sau đợt nghỉ tết dài ngày, lượng người đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế tăng. Các bệnh phần lớn liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, huyết áp… Lực lượng y, bác sĩ khá vất vả để xử lý và phân luồng điều trị.

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong “Ngày hội bánh chưng xanh”
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong “Ngày hội bánh chưng xanh”

Ngày 14/1, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (BĐBP), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ BĐBP tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Công an TP. Huế, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) tại Huế và Vietcombank chi nhánh Huế tổ chức “Ngày hội bánh chưng xanh” cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn Xuân Quý Mão 2023.

Nơi giành lại sự sống cho bệnh nhân
Nơi giành lại sự sống cho bệnh nhân

Khoa Hồi sức tích cực (HSTC) Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW Huế) là nơi điều trị những bệnh nhân nặng, hy vọng sống mong manh. Thế nhưng, các y bác sĩ và cán bộ khoa ở đây luôn nỗ lực không ngừng để giành lại sự sống cho bệnh nhân.