Thứ Tư, 17/06/2020 15:51

Tăng glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội

Ngày 17/12, Hội Nội tiết & Đái tháo đường Thừa Thiên Huế và Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 5 về bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa. Chủ đề năm nay là “Tăng Glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội”.

Sống khỏe với bệnh đái tháo đườngCung cấp kiến thức về đái tháo đường cho 300 bệnh nhân và gia đình bệnh nhânĐa niệu - nguyên nhân & cách phòngXe đạp, nét mới trong nhịp sống cố đô

Tư vấn tầm soát đái tháo đường cho người dân. Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 20 điểm cầu trên toàn quốc.

Tham gia hội nghị có trên 300 bác sĩ và nhân viên y tế đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh... các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.

Hơn 30 bài báo cáo của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ trình bày các công trình nghiên cứu của mình với các chủ đề chính: Quản lý toàn diện tình trạng tăng glucose máu từ chẩn đoán đến điều trị, trong đó chú trọng đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) như: Bệnh thận ĐTĐ, Bệnh thần kinh ĐTĐ, Loét bàn chân ĐTĐ, Biến chứng tim mạch bệnh nhân ĐTĐ,… cũng như trên một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai. Các báo cáo được trình bày bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Nội tiết - Đái tháo đường, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tim mạch, Thận học, Ngoại khoa,…

Hội nghị cũng cung cấp các bài báo cáo về lĩnh vực rối loạn chuyển hóa: Quản lý tình trạng thừa cân - béo phì; Rối loạn chuyển hoá xương, tình trạng đề kháng insulin; “Tiến bộ trong chẩn đoán và xử trí vô sinh nam, nhìn từ khía cạnh chuyển hoá” được trình bày bởi chuyên gia Sản Phụ khoa.  

Điều trị cho người bị ĐTĐ tại BV Trung ương Huế. Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Theo Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF), năm 2021 ước tính có 537 triệu người (20-79 tuổi) mắc ĐTĐ và hơn 6,7 triệu người sẽ tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 69,9%. Theo số liệu Bệnh viên Nội tiết TW đưa ra năm 2022, có trên 7% người dân bị mắc ĐTĐ.

Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh ĐTĐ. Bệnh sẽ phát triển thành bệnh ĐTĐ típ 2 và gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống và chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tần suất bệnh Nội tiết, Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa là bệnh không lây nhiễm ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật.

Hội nghị góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế cũng như tạo “cầu nối” giữa bệnh nhân và thầy thuốc để ngày càng nâng cao nhận thức của bệnh nhân về vấn đề chăm sóc, theo dõi và điều trị bệnh ĐTĐ tại nhà.

 L.TUỆ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sống khỏe với bệnh đái tháo đường
Sống khỏe với bệnh đái tháo đường

Ngày Đái tháo đường thế giới năm 2022 có chủ đề: “Tiếp cận chăm sóc bệnh đái tháo đường”. 100 năm sau khi phát hiện ra insulin, hàng triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên khắp thế giới vẫn không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc mà họ cần, trong khi họ cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng.

Tầm soát và nâng cao nhận thức về bệnh đái tháo đường
Tầm soát và nâng cao nhận thức về bệnh đái tháo đường

Sáng 9/6, Khoa Nội Nội tiết - Thần kinh - Hô hấp - Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 phối hợp với Hội Nội tiết - Đái tháo đường Thừa Thiên Huế tổ chức sinh hoạt CLB Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) và tầm soát miễn phí bệnh ĐTĐ.

Súng, vật liệu nổ Hiểm họa khôn lường
Súng, vật liệu nổ: Hiểm họa khôn lường

Dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ cho cơ quan chức năng và lực lượng công an, nhưng vẫn còn tình trạng người dân lén lút dùng vũ khí, vật liệu nổ vào mục đích cá nhân, nhất là săn bắn động vật hoang dã. Từ thực tế này, công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã triển khai các biện pháp, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm.