Thứ Năm, 04/04/2019 15:43

0,5 độ C sẽ tạo ra sự khác biệt lớn

0,5 độ C có vẻ không nhiều; tuy nhiên, các chuyên gia khí hậu cho biết, một thế giới ấm lên 1,5 độ C so với mức của thế kỷ 19, và ấm lên ở mức 2 độ C có thể là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mớiThế giới càng ấm lên, bạo lực càng nhiều hơnBiến đổi khí hậu liên quan đến 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu

Một cánh đồng khô hạn tại tiểu bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Với mức ấm lên 2 độ C, Trái đất sẽ chứng kiến ​​số người phải đối mặt với những đợt sóng nhiệt cực đoan nhiều hơn gấp đôi. Có thêm 250 triệu người nữa sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Bắc Băng Dương sẽ không có băng không chỉ 1 lần trong 1 thế kỷ, mà ở mức cứ 10 năm 1 lần.

Các quốc gia ký kết Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu đã cam kết hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn 2 độ C, và tốt hơn là ở mức 1,5 độ C. Đáng chú ý, sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu hiện đã cao hơn 1,1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), nhân loại vẫn còn ở rất xa mục tiêu. Ngay cả khi được hoàn thành, các cam kết hiện tại để cắt giảm khí thải vẫn sẽ khiến hành tinh hướng tới sự ấm lên ở mức "thảm họa" 2,7 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Dưới đây là những gì mà Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ chỉ ra chúng ta có thể chứng kiến ở một thế giới ấm lên ở mức 1,5 độ C, 2 độ C và thậm chí ở mức cao hơn.

Sóng nhiệt

Nhiệt độ tối đa ở một số khu vực sẽ tăng thêm 3 độ C nếu khí hậu ấm lên 1,5 độ C, và tăng thêm 4 độ C nếu nhiệt độ ấm lên toàn cầu đạt ngưỡng 2 độ C. Bên cạnh đó, các đợt sóng nhiệt xảy ra mỗi thập kỷ 1 lần ngày nay sẽ có khả năng cao hơn gấp 4 lần ở nhiệt độ ấm lên 1,5 độ C, và gần 6 lần ở nhiệt độ ấm lên 2 độ C.

Tỷ lệ xảy ra những đợt nắng nóng cực đoan hiện được chứng kiến ​​50 năm 1 lần sẽ tăng gần 9 lần ở mức ấm lên 1,5 độ C, và 40 lần ở mức ấm lên 4 độ C. Ngoài ra, cũng sẽ có thêm nhiều người bị ảnh hưởng, tỷ lệ nhân loại tiếp xúc với sóng nhiệt cực đoan ít nhất 5 năm 1 lần sẽ tăng từ 14% ở mức nhiệt độ 1,5 độ C, lên 37% khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng thêm 0,5 độ C nữa.

Những cơn bão

Sự ấm lên toàn cầu sẽ gây ra nhiều mưa hơn ở các vĩ độ cao hơn, phía bắc và phía nam của đường xích đạo, cũng như ở các vùng nhiệt đới và một số vùng gió mùa. Lượng mưa ở các vùng cận nhiệt đới có thể sẽ trở nên hiếm hơn, làm dấy lên nỗi lo ngại về tình trạng hạn hán.

Những hiện tượng mưa cực đoan ngày nay có khả năng xảy ra cao hơn 1,3 lần, và cường độ mạnh hơn 7% so với trước khi hiện tượng ấm lên toàn cầu bắt đầu.

Trong khi đó, ở mức nhiệt độ ấm lên 1,5 độ C, mưa, tuyết rơi cực đoan, hoặc các hiện tượng mưa khác sẽ nặng hơn 10% và khả năng xảy ra cao hơn 1,5 lần.

Hạn hán

Ở những khu vực có khả năng bị hạn hán, các đợt khô hạn có thể xảy ra cao gấp đôi khi thế giới ấm lên 1,5 độ C, và gấp 4 lần nếu nhiệt độ tăng lên 4 độ C.

Mục tiêu giới hạn sự gia tăng của nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C, thay vì 2 độ C sẽ ngăn thêm 200 - 250 triệu người đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó, hạn chế hạn hán cũng sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra các thảm họa liên quan, chẳng hạn như những vụ cháy rừng.

Thực phẩm

Trong một thế giới ấm hơn 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, 7 - 10% diện tích đất nông nghiệp sẽ không còn có thể canh tác được nữa.

Năng suất cũng được dự báo sẽ sụt giảm, với những vụ mùa thu hoạch ngô ở các vùng nhiệt đới được ước tính giảm 3% khi thế giới ấm hơn 1,5 độ C, và 7% với mức tăng nhiệt độ 2 độ C.

Mực nước biển

Nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 2 độ C, thì mực nước trên các đại dương sẽ tăng khoảng 0,5 mét trong thế kỷ 21. Mực nước biển sẽ tiếp tục tăng lên gần 2 mét vào năm 2300, mức gấp đôi so với dự báo đã được IPCC đưa ra hồi năm 2019.

Nỗ lực hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C sẽ làm giảm mực nước biển dâng khoảng 10 cm.

Các loài động thực vật sẽ gặp nguy hiểm

Tất cả những tác động này đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của thực vật và động vật trên khắp hành tinh.

Sự ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 1,5 độ C sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến 7% các hệ sinh thái. Ở mức 2 độ C, con số này sẽ tăng gần gấp đôi. Trong khi đó, nhiệt độ tăng thêm 4 độ C sẽ gây nguy hiểm cho một nửa số loài động thực vật trên trái đất.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.