Thứ Tư, 19/04/2017 14:29

40.000 người sắp chạy marathon ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Hơn 40.000 vận động viên marathon đang chuẩn bị thi đấu vào ngày Chủ Nhật này tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, nơi ô nhiễm không khí đã đạt đến mức nguy hiểm.

Ấn Độ bắt đầu giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lầnWHO: Dịch sởi tái hoành hành mạnh mẽ ở châu ÂuẤn Độ thương mại hóa chất thải dạng hạtẤn Độ nỗ lực kích cầu để đẩy mạnh sản xuất ô tô điệnWHO: Thực phẩm bẩn gây bệnh cho ít nhất 23 triệu người ở châu Âu mỗi nămTuổi thọ con người có thể giảm 20 tháng do ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang trở nên đáng báo động tại các thành phố lớn của Ấn Độ. Ảnh: TTXVN

Hình ảnh của thành phố trong tuần này cho thấy nó được phủ trong một lớp sương khói dày màu vàng. Một số tòa nhà hầu như không thể nhìn thấy qua lớp khói mù. Chỉ số chất lượng không khí của thành phố này, theo xếp hạng ô nhiễm với thang điểm từ 0 đến 500, đạt 227 điểm vào thứ Sáu và được xếp loại là “rất kém”.

Điểm số này phản ánh nồng độ của hạt bụi mịn, còn được gọi là PM2,5, trên mỗi mét khối không khí. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, điểm chỉ số chất lượng không khí có thể chấp nhận được để con người thở bình thường là 25.

Không có gì đáng ngạc nhiên là việc chạy trong môi trường này có thể nguy hiểm. Các chất ô nhiễm có kích thước siêu nhỏ như PM2,5, có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, có thể xâm nhập sâu vào phổi và máu của một vận động viên, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, ung thư, đột quỵ và đau tim. Các hoạt động về thể chất có thể làm tăng lượng chất ô nhiễm hít vào cơ thể tới năm lần.

Tuy nhiên, số người đang có kế hoạch tham gia cuộc thi chạy bán marathon Airtel Delhi (trong đó có bao gồm các thể loại khác như chặng đua 10 km và chặng đua dành cho người cao tuổi) cao kỷ lục kỷ lục: 40.633. Tất cả các chặng đua sẽ bắt đầu và kết thúc tại Sân vận động Jawaharlal Nehru ở phía Nam thành phố, theo các tuyến đường vòng khác nhau.

Các nhà tổ chức đang thực hiện một số biện pháp để thử nghiệm và chống lại các rủi ro về sức khỏe. Theo trang web của ban tổ chức cuộc thi marathon, trước khi cuộc đua bắt đầu vào hôm Chủ Nhật, họ sẽ phun toàn bộ đường chạy bằng nước trộn với các chất phản ứng hóa học có đặc tính “an toàn sinh thái”, nhằm làm giảm và loại bỏ bụi bặm và các chất ô nhiễm ở dạng hạt khác.

Họ cũng sẽ cố gắng sử dụng một phương pháp công nghệ cao, phần lớn chưa được kiểm chứng – như truyền xung Wi-Fi qua không khí để đẩy các hạt ô nhiễm theo các hướng khác nhau, tương tự như việc tạo ra lực đẩy nam châm, trang web này cho biết.

Các nhà tổ chức nói với CNN rằng họ cũng bố trí xe y tế và nhân viên y tế trong suốt tuyến đường chạy.

Có một số cách mà các vận động viên chạy bộ có thể chuẩn bị tốt hơn trong điều kiện ô nhiễm như vậy. Khẩu trang hoặc mặt nạ dưỡng khí với bộ lọc không khí thường được sử dụng trong cuộc đua marathon ở các thành phố bị ô nhiễm khác. Trong cuộc chạy đua marathon Bắc Kinh 2014, nhiều vận động viên đã chủ động trang bị khẩu trang và kính bảo hộ như kính bơi cho mình.

Anh Tuấn (Lược dịch từ CNN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.