Thứ Ba, 20/11/2018 15:42

9 tỷ phú nổi lên nhờ vaccine COVID-19

Một nhóm các nhà vận động cho biết, lợi nhuận từ các liều vaccine COVID-19 đã giúp ít nhất 9 người trở thành tỷ phú. Qua đây, các chuyên gia cũng kêu gọi chấm dứt “kiểm soát độc quyền” đối với công nghệ vaccine của các tập đoàn dược phẩm.

Xuất hiện tình trạng “mất kết nối” giữa các nước do bất bình đẳng về vaccineVaccine ngừa COVID-19 chuẩn Mỹ sắp được xuất khẩu tháng 6 tớiCon đường chiến thắng đại dịch còn lâu mới kết thúcNam Phi khởi động giai đoạn 2 của chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19COVID-19: Pháp đạt mốc 20 triệu lượt tiêm mũi vaccine đầu tiên

3 trong số những tỷ phú nổi lên nhờ khoản lợi nhuận thu được từ vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: Vietnamnet

Cụ thể, Liên minh vaccine cho tất cả mọi người với thành viên bao gồm Global Justice Now, Oxfam và UNAIDS cho biết, đã xuất hiện 9 tỷ phú mới với tổng tài sản ròng là 19,3 tỷ USD, nhiều gấp 1,3 lần số tiền cần thiết để tiêm chủng đầy đủ cho người dân tại các nước thu nhập thấp.

Với dữ liệu phân tích từ Forbes Rich List, Anna Marriott từ Tổ chức từ thiện Oxfam cho biết: “Những tỷ phú này là gương mặt đại diện cho nguồn lợi nhuận khổng lồ mà nhiều tập đoàn dược phẩm đang kiếm được từ sự độc quyền về các loại vaccine mà họ đang nắm giữ”.

Ngoài người siêu giàu mới nổi, 8 tỷ phú hiện tại đã chứng kiến tổng mức tài sản của họ tăng thêm 32,3 tỷ USD nhờ vào vaccine. Đứng đầu danh sách các tỷ phú vaccine mới là Giám đốc điều hành của Moderna Stephane Bancel và Giám đốc điều hành của BioNTech Ugur Sahin.

Ba tân tỷ phú khác là những người đồng sáng lập công ty vaccine CanSino Biologics của Trung Quốc.

Thông tin này được đưa ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 về Y tế Toàn cầu diễn ra vào ngày 21/5, nơi tập trung ngày càng nhiều những lời kêu gọi nhằm loại bỏ tạm thời các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19. Theo đó, việc loại bỏ quyền sở hữu đối với vaccine ngừa COVID-19 sẽ thúc đẩy sản xuất ở các nước đang phát triển và giải quyết sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong tiếp cận với vaccine.

Mỹ và cả những nhân vật có ảnh hưởng như Giáo Hoàng Francis cũng ủng hộ ý tưởng từ bỏ trên toàn cầu quyền sở hữu trí tuệ này.

Bà Heidi Chow, Quản lý Cấp cao về Chính sách và Chiến dịch của Global Justice Now thông tin: “Khi hàng ngàn người đang bị cướp đi mạng sống do COVID-19 mỗi ngày, thật đáng trách khi đặt lợi ích của các tỷ phú sở hữu Big Pharma lên trước nhu cầu của hàng triệu người”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.