Thứ Sáu, 12/10/2018 14:40

Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới

Dữ liệu đưa ra bởi Bộ Y tế Ấn Độ ngày 12/4 cho thấy, nước này báo cáo kỷ lục 168.912 ca nhiễm COVID-19 chỉ trong vòng 1 đêm, chính thức vượt qua Brazil và trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 thế giới bởi đại dịch COVID-19.

Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biếnNhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội OlympicẤn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giớiDịch COVID-19: Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu vượt mốc 80 triệuDịch bệnh COVID-19 ngày 1/12: Thế giới có hơn 63,5 triệu ca mắc

Ấn Độ đã vượt Brazil trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Ảnh minh họa: NDTV/Báo Nhân Dân

Theo số liệu tổng hợp từ Reuters, tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ chạm mốc 13,53 triệu trường hợp, vượt qua mốc 13,45 triệu trường hợp ghi nhận ở Brazil. Mỹ vẫn dẫn đầu danh sách, là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới với 31,9 triệu trường hợp.

Cũng theo dữ liệu, Ấn Độ có 904 người tử vong vì đại dịch trong vòng 24h qua, nâng tổng số ca tử vong của nước này lên con số 170.179 người.

Các nhà chức trách của nước này cho rằng, đây là hậu quả của việc tập trung đông đúc và mọi người vẫn không ý thức đeo khẩu trang.

Chính phủ Ấn Độ hiện đang rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi nỗ lực để tránh một đợt phong tỏa thứ 2 tại đất nước.

Maharashtra, nơi có thủ đô Mumbai của Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó các nhà hàng bị buộc phải đóng cửa và các cuộc tụ tập trên 5 người đều bị cấm.

Trong khi đó, bắt đầu từ ngày 12/4, các cửa hàng, tiệm làm tóc, trung tâm thể dục thể thao và các quán rượu có không gian mở ở Anh được phép hoạt động trở lại. Đây là một trong những nỗ lực bình thường hóa nền kinh tế và bắt đầu phục hồi sau dịch - điều mà Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định là “một bước tiến quan trọng” hướng tới tự do, thoát khỏi hạn chế gây nên bởi đại dịch.

Được biết, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa kể từ đầu tháng Giêng khi Anh bước vào đợt phong tỏa lần thứ 3 để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm gia tăng do sự xuất hiện và lây lan của biến thể “Kent”.

Chiến dịch tiêm chủng của Anh đã tiến hành tiêm chủng mũi đầu tiên cho hơn 1/2 dân số là người trưởng thành và các biện pháp ngăn chặn cũng đã giúp giảm hơn 95% số ca tử vong, cũng như giảm hơn 90% số ca mắc so với giai đoạn đỉnh điểm hồi tháng Giêng.

Trong một thông tin có liên quan, Vương Quốc Anh đã phân phối thêm 586.339 liều vaccine COVID-19, nâng tổng số vaccine mà nước này nhận được là 40 triệu liều. Ngoài ra, Anh đã tiêm chủng mũi đầu tiên cho 32,12 triệu người; 7,47 triệu người đã hoàn thành đủ 2 mũi. Chính nỗ lực này đã giúp Anh bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 11/4 vừa qua cũng tuyên bố rằng việc phong tỏa chặt chẽ ở thủ đô Philippines là Manila và 4 tỉnh lân cận bao gồm Bulacan, Rizal, Laguna và Cavite cũng sẽ được nới lỏng từ ngày 12/4.

Động thái được triển khai trong bối cảnh Philippines đang phải đối mặt với một trong những đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất ở châu Á, các bệnh viện ở thủ đô Manila bị quá tải, trong khi đó chính quyền cũng gặp khó khăn do sự chậm trễ trong việc cung cấp vaccine COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.