Thứ Bảy, 30/06/2018 07:46

Anh cần hạn chế chặt chẽ hơn để đương đầu với đại dịch

Chính phủ Anh cần phải đưa ra các lệnh hạn chế chặt chẽ hơn để đối phó với dịch COVID-19 để ngăn chặn làn sóng tử vong mới gây nên do biến thể của virus SARS-CoV-2, Andrew Hayward, Giáo sư dịch tễ học về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học University College London cảnh báo.

New York cấm trục xuất người thuê nhà gặp khó khăn do đại dịch COVID-19Đức phát hiện ca dương tính với biến thể mới SARS-CoV-2 tử vong từ tháng 11Vương quốc Anh: Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày vượt 40.000 caCanada xác nhận hai trường hợp nhiễm virus Corona biến chủng mới ở AnhBiến thể SARS-CoV-2 khiến thế giới đứng trước nguy cơ uổng phí hy sinh 1 năm chống dịch

Anh cần hạn chế chặt chẽ hơn để đương đầu với đại dịch. Ảnh minh họa: Getty Images/Báo Nhân dân

Theo đó, giáo sư Andrew Hayward trả lời báo giới BBC cho rằng: “Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới rất nguy hiểm của đại dịch và chúng ta cần những hành động quốc gia khẩn trương, mang tính quyết định để ngăn chặn thảm họa tiếp tục xảy ra vào tháng Giêng và tháng Hai năm 2021”.

Tuyên bố được đưa ra khi hơn 71.000 bệnh nhân COVID-19 ở Anh đã tử vong trong vòng 28 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Được biết, Anh đã đưa ra mức hạn chế mới chặt chẽ hơn ở nhiều vùng của Anh vào ngày 19/12, ra lệnh đóng cửa các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ không thiết yếu và chủ yếu là cấm mọi người tụ tập, gặp mặt trực tiếp. Mọi động thái đều được xây dựng và áp dụng sau sự xuất hiện của biến thể mới khiến mọi người dễ nhiễm bệnh hơn.

Khi được hỏi về những lo ngại mà Giáo sư Andrew Hayward đã nêu ra, phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson nhận định rằng chính phủ Anh vẫn đang liên tục xem xét các biện pháp hạn chế.

Trong một thông tin có liên quan, các trường học ở Anh sẽ mở cửa trở lại cho nhiều học sinh từ ngày 4/1/2021. Thêm vào đó, vaccine COVID-19 đang được phát triển bởi hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford dự kiến sẽ được chấp thuận sử dụng ở Anh trong những ngày tới.

Sau khi được thông qua, vaccine của AstraZeneca sẽ được tiêm chủng từ tuần tới, theo sau vaccine của Hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech của Đức – vốn đã được tiêm chủng cho 600.000 người ở Anh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.