Thứ Ba, 26/06/2018 15:03

Biến thể SARS-CoV-2 khiến thế giới đứng trước nguy cơ uổng phí hy sinh 1 năm chống dịch

Sự biến đổi khôn lường của virus cùng tâm lý chủ quan của người dân thế giới mùa lễ hội khiến nhiều lãnh đạo các nước phải lên tiếng kêu gọi người dân không được uổng phí "sự hy sinh” cả năm qua trong đại dịch.

Dịch COVID-19: Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu vượt mốc 80 triệuNhiều nước phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2Khẩu trang giúp ngăn chặn 99,9% giọt bắn lớn mang virus SARS-CoV-2Biến thể virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ Nam Phi lây nhiễm cao hơn biến thể ở AnhĐã có gần 1,7 triệu người trên thế giới tử vong vì COVID-19

Cuộc chiến chống Covid-19 thêm cam go với biến thể mới của virus gây bệnh này. Ảnh: NurPhoto

Bộ Y tế Nhật Bản hôm qua xác nhận các trường hợp đầu tiên ở nước này nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện ở Anh. Tất cả những người này đều có lịch sử đi lại tới Anh và 4 người không biểu hiện triệu chứng. 

Trong khi đó 8 nước trong khu vực châu Âu đã xác định xuất hiện biến thể virus VUI-202012/01 và khác với những biến thể trước đây, biến thể này có khả năng lây lan ở các nhóm tuổi trẻ hơn. Giới chức y tế Anh cho rằng, biến thể mới có tỷ lệ lây lan cao hơn tới 70% so với virus gốc song không có bằng chứng nào cho thấy nó làm gia tăng tỷ lệ tử vong hay làm giảm hiệu quả của vaccine phòng bệnh.

Người đứng đầu Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp phòng vệ như đảm bảo giãn cách, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên....

Trước nguy cơ biến thể lây lan nhanh, nhiều nước bắt đầu siết chặt quy định nhập cảnh. Nga thông báo những người từ Anh nhập cảnh vào Nga đều phải tự cách ly bắt buộc trong vòng hai tuần. Trước đó, Nga đã ngừng các chuyến bay đi và đến từ Anh trong vòng một tuần, bắt đầu từ ngày 22/12.  Mỹ cũng yêu cầu tất cả hành khách đến từ Anh xét nghiệm Covid-19. Na Uy kéo dài lệnh cấm bay từ Anh đến 29/12.

Cuộc chiến chống Covid-19 không chỉ phức tạp hơn với sự biến đổi của virus mà còn có nhiều lo ngại về số ca mắc mới gia tăng trong các ngày nghỉ lễ Giáng sinh và đặc biệt năm mới đang đến gần. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide kêu gọi người dân nước này đón Năm mới một cách lặng lẽ và tránh tổ chức các cuộc tụ tập gia đình và bạn bè nhằm kiềm chế số ca lây nhiễm đang gia tăng gần đây.

"Tôi đề nghị sự hợp tác từ dân chúng, bắt đầu kể từ ngày mai cho đến hết kỳ nghỉ năm mới. Xin hãy dành khoảng thời gian yên lặng cho dịp cuối năm này và đầu năm mới. Tôi biết rằng sẽ có nhiều cơ hội để dành thời gian cho gia đình và bạn bè, nên xin hãy hạn chế tổ chức tiệc tùng càng nhiều càng tốt để chúng ta có thể sớm ngăn chặn sự lây lan của virus cho đến hết kỳ nghỉ năm mới", ông Suga nói

Chính phủ Trung Quốc cho biết thời gian cho kỳ “Xuân vận” năm 2021 sẽ giống mọi năm, tức là kéo dài trong 40 ngày, tuy nhiên chính quyền nhiều địa phương cũng như chuyên gia của nước này đều khuyến cáo người dân nên hạn chế đi lại, đón Tết tại chỗ nhằm ngăn ngừa dịch COVID-19 tái bùng phát.

"Thế giới cả năm qua đã nỗ lực không ngừng để có thể đạt được những kết quả trong cuộc chiến lại đại dịch Covid-19. Những hy sinh để bảo vệ tính mạng con người trong đại dịch không nên bị uổng phí trong những ngày lễ". Đây chính là thông điệp mà Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại virus có thể lây lan mạnh trong những ngày nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới.

Ông Ghebreyesus cho rằng trong suốt một năm đầy khó khăn vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự hy sinh của quá nhiều người để giữ gìn và bảo vệ sự sống, do đó ông nhấn mạnh: “ Khi năm 2020 sắp khép lại, một đại dịch chưa từng có trong lịch sử đang ngăn cản nhiều người trong chúng ta tổ chức đón Năm mới theo cách chúng ta mong muốn. Thay vào đó, hàng trăm triệu người đang nố lực cống hiến, chấp nhận những hy sinh lớn lao, đau đớn khi phải xa cách để đảm bảo an toàn. Nhưng nhờ đó, họ đang đem lại món quà quý giá nhất là sức khỏe và tính mạng. Chúng ta không nên uổng phí sự hy sinh của họ cũng như của nhiều gia đình – những người sẽ không được ngồi cạnh người thân bên bàn ăn gia đình trong mùa lễ này".

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.