Thứ Năm, 05/12/2019 07:59

ASEAN cần mạnh dạn hơn trong nỗ lực hội nhập kinh tế

Các chuyên gia nhận định, tiến trình hội nhập kinh tế của ASEAN đã và đang được tiến hành bất chấp những khó khăn...

Nhật – Mỹ tổ chức cuộc đàm phán chiến lược đầu tiên về ASEANXác định những chủ đề chính tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Tiến trình hội nhập kinh tế đạt tiến bộ

Các chuyên gia nhận định, tiến trình hội nhập kinh tế của ASEAN đã và đang được tiến hành bất chấp những khó khăn và chênh lệch kinh tế lớn giữa các nước thành viên, cũng như sự khác biệt trong các giai đoạn phát triển. Hội nhập kinh tế ASEAN là hội nhập kinh tế trên tư cách là một chiến lược phát triển. Mục tiêu đề ra là tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và những biện pháp để đạt được mục tiêu này là thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với đối tác nước ngoài.

Hội nhập kinh tế sẽ giúp ASEAN tăng trưởng mạnh trong tương lai. Ảnh minh họa: Doanh nhân Sài Gòn Online

Để biến khu vực trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, ASEAN đã tạo ra một thị trường tích hợp. Có thể nói rằng, hội nhập kinh tế của ASEAN là một ví dụ về sự thành công trong công cuộc hội nhập kinh tế của các nước đang phát triển và các nước đang phát triển khác hoàn toàn có thể rút ra bài học từ tấm gương của ASEAN.

Chỉ 1 năm trước, ASEAN đã cho ra mắt biên bản nhận xét giữa kỳ về Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN (AEC) đến năm 2025. Bản đánh giá báo cáo rằng 54,1% các hạng mục trong tài liệu đã được hoàn thành, với 34,2% các hạng mục khác đang trong tiến độ.

Trong đó, ASEAN được ca ngợi khi đạt được những tiến bộ đáng chú ý đối với tiến trình hội nhập kinh tế, bất chấp rằng khu vực cũng được khuyến khích đẩy nhanh tốc độ thực hiện.

Trong bối cảnh địa chính trị vô cùng căng thẳng, tác động của đại dịch COVID-19 và xung đột giữa Nga và Ukraine, một số nhà quan sát cho rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa sau những năm 1990 đã kết thúc. Tỷ trọng thương mại trên tổng sản phẩm quốc nội trên toàn cầu, một số liệu quan trọng để đo lường mức độ hội nhập toàn cầu, đã giảm đều từ năm 2008 và có khả năng sẽ tiếp tục giảm.

Cần mạnh dạn hơn

Tuy nhiên nhìn chung, ASEAN vẫn có thể tận dụng được tiềm lực kinh tế nội tại của mình để vượt qua cơn bão này.

Các nhà hoạch định chính sách của khu vực từ lâu đã nhận ra tiềm năng của thị trường và các kế hoạch đang thực hiện như Khung phục hồi tổng thể ASEAN đã được thiết lập để tìm cách tận dụng hoạt động kinh tế nội khối.

Tuy nhiên, một thách thức đặt ra là mạng lưới những chính sách còn tương đối lỏng lẻo của ASEAN đã và đang tạo ra một bối cảnh chính sách cồng kềnh, khó triển khai thành hành động.

Để ASEAN có thể trỗi dậy mạnh mẽ hơn từ bất ổn này, ASEAN cần phải có những “bước tiến” nhanh hơn và mạnh dạn hơn, nhằm khai thác tiềm năng của mình.

Được biết, sự đảo ngược của tiến trình toàn cầu hóa

“deglobalization” không còn là một vấn đề mới và cũng không hoàn toàn tiêu cực. Song, tiến trình này vẫn đặt ra mối đe dọa đối với ASEAN. Do đó, khu vực ngày càng có xu hướng hỗ trợ thương mại nội khối như một kế hoạch bảo hiểm, trong đó có thể kể đến những hạng mục như nâng cấp các cơ chế thương mại như Cơ chế một cửa ASEAN và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) trong khi vẫn tăng cường nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế kỹ thuật số.

Về dài hạn, ASEAN phải cập nhật các văn bản, chính sách và điều khoản cốt lõi để phản ánh những vấn đề mới nổi. Khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN được ký kết vào năm 2010, nền kinh tế kỹ thuật số hầu như không nằm trong tầm ngắm của chính sách. Giờ đây, khi trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng, việc đưa các vấn đề kỹ thuật số vào nội dung hiệp định ngày càng cần thiết. Lý tưởng nhất, sự đổi mới này nên liên quan đến việc tạo ra “một chương đặc biệt” dành cho thương mại kỹ thuật số, phù hợp với Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) giữa Singapore, New Zealand và Chile. Sự nhấn mạnh của ASEAN về tính đồng thuận sẽ khiến sự quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số được đề cao hơn, từ đó những kế hoạch, hành động sẽ có khả năng thành công cao, với một cánh cửa rộng mở để những “phụ lục” trong tương lai sẽ được viết nên để giải quyết vấn đề số hóa.

Trên thực tế, trong bối cảnh quá trình hội nhập khu vực vẫn đang được tiến hành, một số thành viên ASEAN đã ký kết các hiệp định thương mại với các chương bàn về kinh tế kỹ thuật số, đáng chú ý nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Có thể nói rằng, tiêu chuẩn vàng cho hành động đã có - những gì còn lại là các nhà hoạch định chính sách ASEAN phải công nhận nó.

Nhìn chung, ASEAN vẫn có thể bảo vệ các quốc gia thành viên trước sự đảo ngược của toàn cầu hóa “deglobalization”, nhưng ASEAN phải tìm ra động lực để theo đuổi chủ nghĩa khu vực với sức mạnh mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển tích cực hơn trong tương lai.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Taylor & Francis Online & Jakarta Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.