Thứ Năm, 19/03/2020 15:16

Bộ trưởng các nước thành viên nhất trí thành lập Ban thư ký RCEP

Bộ trưởng các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới đây đã nhất trí thành lập Ban thư ký RCEP để hỗ trợ kỹ thuật cho Ủy ban Hỗn hợp RCEP và các cơ quan trực thuộc ủy ban.

Lãnh đạo Campuchia tái khẳng định đề xuất thành lập Ban thư ký ASEANHiệp định thương mại RCEP có hiệu lực đối với Hàn QuốcThái Lan thúc đẩy tiến trình phê chuẩn RCEP lên Ban Thư ký ASEANRCEP - Ví dụ điển hình cho hệ thống thương mại cởi mở, toàn diện và dựa trên quy tắcCác hiệp định RCEP, FTA mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia

Hình ảnh lãnh đạo các nước thành viên ký kết Hiệp định RCEP theo hình thức trực tuyến. Ảnh minh họa: Lao động

Cụ thể, các quốc gia thành viên ASEAN cùng với các nước đối tác bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand vừa kết thúc Hội nghị Bộ trưởng RCEP diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia). Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Jerry Sambuaga và Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand Phil Twyford đồng chủ trì.

Cuộc họp hoan nghênh Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, cũng gần như trùng khớp với thời điểm khởi động các cuộc đàm phán RCEP vào năm 2012, khi Campuchia còn là Chủ tịch ASEAN.

Ghi nhận tầm quan trọng của Hiệp định RCEP đối với khu vực, cuộc họp mong muốn và chờ đợi sự phê chuẩn của tất cả các quốc gia ký kết.

Trong khuôn khổ hội nghị, các bộ trưởng ghi nhận tiến độ công việc của Ủy ban Hỗn hợp RCEP và hoan nghênh việc thành lập các cơ quan trực thuộc dưới sự giám sát của Ủy ban Hỗn hợp.

Thêm vào đó, các bộ trưởng cũng khuyến khích các quan chức làm việc và hành động cùng nhau để mở rộng việc thực thi Hiệp định RCEP và giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện hiệp định nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong khu vực.

Trong mối liên hệ này, hội nghị tái khẳng định sự cần thiết của việc kiềm chế thực hiện bất kỳ các biện pháp nào không phù hợp với các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định RCEP.

Tuyên bố của hội nghị ghi rõ: “Hội nghị mong muốn nhanh chóng thành lập Ban thư ký RCEP theo các điều khoản được nhất trí bởi các bên để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hành chính cho Ủy ban Hỗn hợp RCEP và các cơ quan trực thuộc”.

Được biết, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bày tỏ cam kết của Campuchia trong việc thành lập Ban thư ký RCEP tại Phom Penh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong phát biểu của ông tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Siem Riep hồi ngày 14/9 vừa qua, trong đó nhấn mạnh Campuchia rất quan tâm và sẵn sàng đưa ra mọi khả năng và nhượng bộ để thành lập Ban thư ký.

Cũng liên quan đến vấn đề này, hội nghị chia sẻ quan điểm rằng RCEP có thể đóng góp vào nỗ lực phục hồi sau đại dịch của khu vực và tạo ra chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy việc sử dụng nhiều hơn Hiệp định RCEP để hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn.

Được ký kết vào tháng 11/2020, RCEP gồm nhóm 10 thành viên Hiệp định các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. RCEP chiếm 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dân số thế giới, bao phủ nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gần
Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gần

Trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO), sự kiện thường niên được tổ chức sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được triển khai, theo các lãnh đạo cơ quan thương mại, hiệp định RCEP, đã có hiệu lực đối với đa số 15 quốc gia thành viên, dự kiến sẽ được phê chuẩn đầy đủ trong tương lai gần.