Chủ Nhật, 03/05/2020 16:55

Hiệp định RCEP đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu

Hãng tin Khmer Times dẫn nhận định của Thủ tướng Campuchia Hun Sen rằng, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một cơ chế quan trọng để bảo vệ hệ thống thương mại tự do đa phương.

Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gầnRCEP đặt nền tảng cho thương mại đôi bên cùng có lợiBộ trưởng các nước thành viên nhất trí thành lập Ban thư ký RCEPLãnh đạo Campuchia tái khẳng định đề xuất thành lập Ban thư ký ASEANXuất khẩu Thái Lan - Nhật Bản được hưởng lợi từ Hiệp định RCEP

 Hiệp định RCEP mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ

Cơ chế quan trọng bảo vệ hệ thống thương mại tự do đa phương

Hãng tin Khmer Times dẫn nhận định của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một cơ chế quan trọng để bảo vệ hệ thống thương mại tự do đa phương dựa trên quy tắc, trước các xu hướng chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ.

Cụ thể, phát biểu tại một diễn đàn cấp cao về RCEP, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ đang làm suy yếu đà toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ.

Ông cho rằng: “Trong bối cảnh này, RCEP là một cơ chế quan trọng và là một chiến lược thể hiện cam kết kiên định của chúng ta trong việc bảo vệ hệ thống thương mại tự do đa phương dựa trên các quy tắc, cùng với đó là duy trì sự cởi mở về kinh tế và đề cao tinh thần hợp tác”.

Ông cho biết thêm, bên cạnh đó, RCEP có tiềm năng lớn để giải quyết những thách thức lớn như tăng cường chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tốc số hóa, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, cũng như chống lại các xu hướng chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhận định, hiệp định RCEP cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thịnh vượng và ổn định chính trị trong khu vực bằng cách thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng cường các cơ chế thể chế hiện có.

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, RCEP bao gồm 15 quốc gia là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 5 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak cho biết, RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Là một hiệp định đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, RCEP đóng một vai trò rất quan trọng đối với tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong bối cảnh thương mại toàn cầu còn nhiều bất ổn.

Các bên đều có lợi

Trong một ý kiến khác, nhà kinh tế cấp cao Ky Sereyvath, Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Hoàng gia Campuchia cho rằng, thông qua RCEP, Campuchia có thể trở thành một mô hình trung tâm phân phối hàng hóa từ Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Hiệp định thương mại lớn trong khu vực này đã và đang đóng vai trò là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu. Chắc chắn, tất cả các nước tham gia sẽ được hưởng lợi từ nó ở các cấp độ khác nhau. Hiệp định sẽ giúp Campuchia và các nước thành viên khác nhanh chóng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Joseph Matthews, Giáo sư cấp cao tại Đại học Quốc tế BELTEI ở Phnom Penh cho rằng, RCEP đã và đang tạo ra một động lực lớn cho tiến trình phục hồi kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong thời kỳ hậu đại dịch, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN giàu và nghèo.

Trả lời phóng viên báo Tân Hoa Xã, giáo sư Joseph Matthews nhận định: “Hiệp định thương mại lớn này có tiềm năng to lớn cho tất cả các nước tham gia để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư của họ. Tất cả các nước thành viên đã gặt hái và sẽ tiếp tục gặt hái những lợi ích của RCEP trong tương lai dài hơn.

Thành lập Ban Thư ký RCEP

Trước tình hình như hiện nay, Thủ tướng Campuchia Hun Sen kêu gọi tất cả các thành viên và các bên ký kết Hiệp định RCEP, đặc biệt là các bên là các quốc gia kém phát triển cần tăng cường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ Hiệp định RCEP, hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích. Để đạt được mục tiêu này, Ban thư Ký RCEP cần được thành lập càng sớm càng tốt bằng cách xem xét tất cả các khía cạnh và các điều kiện cần thiết để đảm bảo tính trung lập, độc lập, cơ hội phát triển và tham gia vào hội nhập khu vực.

Theo hướng này, Thủ tướng Campuchia Hun Sen muốn nhắc lại rằng Campuchia vẫn quan tâm đến việc thành lập Ban Thư ký RCEP tại Phnom Penh và sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ và điều khoản cần thiết.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo cũng mạnh mẽ kêu gọi tất cả các nước thành viên và các bên ký kết RCEP bắt đầu thảo luận về thủ tục kết nạp thêm thành viên vào hiệp định càng sớm càng tốt, trong đó hiệp định sẽ cho phép đề xuất thêm thành viên trong năm tới.

Campuchia hoan nghênh hỗ trợ tài chính từ các bên thành viên và các bên ký kết RCEP nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện hiệp định này.

Thủ tướng Hun Sen ghi nhận, khu vực tư nhân là động lực của tăng trưởng kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả thực hiện hiệp định, bởi khu vực tư nhân là những người trực tiếp thực hiện hiệp định. Các hoạt động nâng cao nhận thức và các diễn đàn tham vấn với khu vực tư nhân sẽ trở thành khuôn khổ để thảo luận, trao đổi ý kiến và tìm ra các thách thức và cơ hội.

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ 1 1 2023, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP sẽ áp dụng một số điểm mới
Từ 1/1/2023, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP sẽ áp dụng một số điểm mới

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thông tư số 32/2022/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.

Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trị
Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trị

Trong một phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu quan điểm rằng nước này tuân thủ chủ nghĩa đa phương, một cơ chế khu vực quan trọng, góp phần xoa dịu căng thẳng địa chính trị và đối đầu giữa các siêu cường.

ASEAN là động lực cho sự thành công của RCEP
ASEAN là động lực cho sự thành công của RCEP

Theo Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia thành viên sẽ tiếp tục là động lực cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

ASEAN thúc đẩy tăng cường chủ nghĩa đa phương
ASEAN thúc đẩy tăng cường chủ nghĩa đa phương

Đại dịch COVID-19, cùng với sự cạnh tranh và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa các siêu cường đã và đang làm suy yếu trật tự và an ninh quốc tế, đồng thời cản trở tiến độ mà Liên Hiệp Quốc hướng tới khi kỷ niệm 77 năm thành lập.