Thứ Sáu, 20/10/2017 06:53

Bộ trưởng y tế nhóm G20 thừa nhận thiếu sót trong hệ thống y tế toàn cầu

Bộ trưởng y tế các nước thuộc Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) vừa có cuộc họp thảo luận về điểm yếu trong các hệ thống y tế khiến thế giới trở nên dễ bị tổn thương bởi sự bùng phát của dịch COVID-19 và nhiều đại dịch khác.

G20 chuẩn bị nhóm họp tìm các giải pháp ứng phó dịch COVID-19Những kỳ vọng vào hành động của G20 trước cú sốc kinh tế toàn cầu do COVID-19G20 sẽ giám sát tác động của COVID-19 đối với tăng trưởngCOVID-19 là trọng tâm trong chương trình nghị sự của G20

Trong cuộc họp trực tuyến mới nhất, bộ trưởng y tế nhóm G20 thừa nhận thiếu sót trong hệ thống y tế toàn cầu. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ Online

Ban thư ký G20 cho biết, các bộ trưởng đã chia sẻ kinh nghiệm quốc gia, cũng như triển khai hành động cần thiết để cải thiện công tác chuẩn bị và thảo luận về những điểm yếu đang tồn tại trong hệ thống y tế toàn cầu.

“Các bộ trưởng y tế công nhận rằng đại dịch COVID-19 đã và đang làm nổi bật lên những điểm yếu trong các hệ thống y tế. Nó cũng cho thấy lỗ hổng trong khả năng ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa của đại dịch đến cộng đồng toàn cầu”, tuyên bố của phiên họp ghi rõ.

Cũng trong buổi họp này, bên cạnh chỉ ra các điểm thiếu sót, các vị lãnh đạo cũng thông qua chuỗi những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn đại dịch.

Một cuộc họp báo trực tuyến được lên kế hoạch trước đó đã bị hủy bo do Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia Tawfiq al-Rabiah phải tham dự “cuộc họp khẩn cấp của lực lượng đặc nhiệm COVID-19 KSA”.  Được biết, hiện Saudi Arabia đang là Chủ tịch khối G20.

Trong bài phát biểu khai mạc buổi họp, bộ trưởng Rabiah cho biết các hành động khẩn cấp bao gồm sự cần thiết hợp tác và tham gia của các tổ chức toàn cầu để phối hợp ứng phó với dịch COVID-19, trong đó nhấn mạnh về việc hỗ trợ các nước và đầu tư vào nghiên cứu, khám phá công nghệ mới để sản xuất vaccine, cũng như tìm ra các liệu pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, vị lãnh đạo cũng đề nghị thành lập một đội đặc nhiệm toàn cầu để ứng phó với đại dịch, một trung tâm đổi mới để chia sẻ kiến thức hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sức khỏe, cũng như tạo nên các nền tảng chung nhằm giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân.

Các nhà lãnh đạo từ Tây Ban Nha, Singapore, Jordan và Thụy Sĩ cũng được mời tham dự phiên họp này. Cùng với đó là sự có mặt của một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu, tính đến 5h sáng ngày 20/4, trên thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 2 triệu 400 nghìn ca nhiễm COVID-19, trong đó có gần 165.000 người tử vong. Ba quốc gia có số ca dương tính cao nhất vẫn lần lượt là Mỹ, Tây Ban Nha và Italy.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.