Thứ Ba, 22/08/2017 09:51

COVID-19 là trọng tâm trong chương trình nghị sự của G20

Theo tin từ Reuters, COVID-19 được coi là trọng tâm của cuộc thảo luận tại hội nghị vào cuối tuần của các nhà lãnh đạo tài chính của 20 nền kinh tế lớn (G20), Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết.

Hàn Quốc: Thành phố Daegu trong tình trạng báo động do COVID-19COVID-19 có thể làm thế giới thiệt hại 1,1 nghìn tỉ USD nếu thành đại dịchBộ trưởng Quốc phòng ASEAN nhất trí hợp tác chống dịch COVID-19Số người nhiễm mới COVID-19 giảm, WHO vẫn thận trọngUNICEF cần hơn 42 triệu USD để ứng phó với Covid-19

Những người nghi nhiễm COVID-19 đang xếp hàng chờ xét nghiệm tại Daegu, Hàn Quốc - Ảnh: AP/Tuoitre

Theo cập nhật trên trang Worldometer tính đến sáng nay (22/2), toàn thế giới có 77.767 trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), với 2.360 ca tử vong. Dịch bệnh đã lây lan đến 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo Reuters, COVID-19 được coi là trọng tâm của cuộc thảo luận tại hội nghị vào cuối tuần của các nhà lãnh đạo tài chính của 20 nền kinh tế lớn (G20), Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết, trong bối cảnh rủi ro vì dịch bệnh đang ngày càng gia tăng đối với tăng trưởng toàn cầu.

Nhật Bản và Singapore đang đứng trên bờ vực suy thoái, trong khi Hàn Quốc cho biết xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc đã giảm mạnh trong 20 ngày đầu của tháng 2 khi dịch bệnh bùng phát, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thông báo từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, trong ngày 21/2, Trung Quốc đại lục có thêm 397 ca nhiễm mới và 109 trường hợp tử vong. 

“Điểm nóng” Hàn Quốc

Một thống kê của Reuters dựa trên các tuyên bố chính thức cho thấy, tính đến hôm nay, đã có 15 trường hợp tử vong bên ngoài Trung Quốc đại lục, trong đó 3 ca ở Nhật Bản, 2 ca ở Hàn Quốc, 2 ca ở Hồng Kông (Trung Quốc), 1 ca ở Đài Loan (Trung Quốc), 4 ca ở Iran, 1 ca ở Pháp, 1 ca ở Phiippines, 1 ca ở Ý. Đáng chú ý, trong ngày hôm qua, Hàn Quốc ghi nhận thêm 142 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên đến 346, trở thành ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.

Daegu - thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc đã trở thành điểm nóng mới nhất, với những con đường bị bỏ hoang và người dân ở trong nhà sau khi hàng chục ca nhiễm COVID-19 mới được xác nhận từ một trường hợp “siêu lây lan” ở một nhà thờ.

Các trung tâm mua sắm và rạp chiếu phim vắng vẻ ở Daegu, thành phố 2,5 triệu dân, trở thành một trong những hình ảnh đáng chú ý nhất bên ngoài Trung Quốc về sự bùng phát dịch bệnh mà giới chức quốc tế đang cố gắng ngăn chặn để không biến thành một đại dịch toàn cầu.

Chính quyền thành phố Tokyo cho biết sẽ hủy bỏ hoặc hoãn các sự kiện lớn diễn ra trong nhà trong 3 tuần tới, Jiji Newswire đưa tin, giữa bối cảnh Nhật Bản đang chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Olympic 2020 dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới.

Tại Hồng Kông (Trung Quốc), nơi đã xác nhận 69 ca nhiễm bệnh và hai trường hợp tử vong vì COVID-19, hàng chục cảnh sát đã bị cách ly sau khi một sĩ quan có kết quả dương tính với virus Corona sau bữa tiệc với 59 cảnh sát khác hôm 18/2.

Trong khi đó, giới chức y tế Iran kêu gọi đình chỉ tất cả các cuộc tụ họp tôn giáo ở Qom, hãng tin ISNA cho biết, sau khi có thêm 2 người xét nghiệm dương tính với COVID-19 tại thành phố này, nơi đã có 2 người tử vong vì căn bệnh này trong mấy ngày trước.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Australia, 2 người dân nước này được sơ tán khỏi một tàu du lịch cách ly ở Nhật Bản đã cho kết quả dương tính với virus Corona tại một trại cách ly ở phía bắc nước này và phải nhập viện gần đó.

Giữa thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, các bộ trưởng tài chính G20 chuẩn bị gặp nhau vào cuối tuần này tại Ả Rập Saudi. Trong khi đó, IMF cho rằng còn quá sớm để biết tác động tổng thể của COVID-19 đối với sự tăng trưởng toàn cầu.

“Chúng tôi vẫn hy vọng rằng tác động sẽ là một đường cong hình chữ V với sự sụt giảm mạnh ở Trung Quốc và phục hồi mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được ngăn chặn.  Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ rằng nó có thể đi theo một kịch bản khác như đường cong chữ U, trong đó tác động có phần lâu hơn”, Giám đốc điều hành IMF, ông Kristalina Georgieva nhận định.

Theo lời Phó Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Xu Nanping, loại vaccine sớm nhất cho COVID-19 sẽ được tiến hành các thử nghiệm lâm sàng vào khoảng cuối tháng 4 tới.

Được biết, cổ phiếu châu Á hôm qua đã sụt giảm khi lo ngại về sự lây lan của căn bệnh này ngày càng gia tăng, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 3 năm qua. Bộ thương mại Trung Quốc cho biết đang xem xét các biện pháp tài chính và thuế mới để hỗ trợ thêm cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.