Thứ Sáu, 14/06/2019 07:30

Ca tử vong đầu tiên vì Omicron và câu chuyện về quyên góp vaccine ở châu Á

Tính đến 21h51' ngày 13/12, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 270 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 5,3 trường hợp tử vong và gần 243 triệu bệnh nhân đã bình phục sau nhiễm.

Biến thể Omicron lây lan nhanh hơn Delta và làm giảm hiệu quả của vaccineCOVID-19 là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em trong lịch sử 75 năm của UNICEFTăng cường hiệu quả các cơ chế hợp tác chủ chốt Việt Nam-AnhĐại dịch COVID-19 làm tăng tỷ lệ tài sản của giới siêu giàu trên thế giớiChuyên gia Nga: Biến chủng Omicron có thể báo hiệu đại dịch sắp kết thúc

Các nước cần chung tay, cùng nhau vượt qua đại dịch COVID-19, bất chấp biến thể Delta hay Omicron đang hoành hành. Ảnh minh họa: Báo Lao động

Cập nhật tình hình dịch COVID-19

Cũng trong ngày 13/12, chính phủ Anh cho biết biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ phi thường và hiện chiếm khoảng 40% số ca nhiễm ở London. Do vậy, giới chức Anh khuyến cáo người dân nên tiêm thêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường thứ ba để gia tăng mức độ bảo vệ bản thân. Theo đó, đến cuối tháng 12, người trưởng thành ở Anh có thể lựa chọn tiêm chủng tăng cường.

Được biết, kể từ khi các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện vào ngày 27/11 tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã áp đặt các hạn chế cứng rắn hơn nhằm chống dịch và tuyên bố với quốc gia rằng “một làn sóng thủy triều của Omicron đang đến”.

Trừ khi các hành động được triển khai thực hiện càng nhanh càng tốt, bằng không có thể nước này sẽ phải chứng kiến 1 triệu ca nhiễm Omicron khi tháng 12 này kết thúc.

Ít nhất 1 người đã được xác nhận tử vong sau khi nhiễm biến thể Omicron, khi nước này triển khai chương trình tiêm chủng tăng cường đầy tham vọng.

Như vậy, Anh – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu kể từ năm ngoái – được cho là quốc gia đầu tiên chính thức tuyên bố có ca tử vong do biến thể Omicron.

Từ cuối tuần trước, nước này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo bằng cách nâng mức cảnh báo quốc gia về COVID-19 vì số ca nhiễm ở mức cao và tốc độ lây nhiễm tăng.

Cũng trong nỗ lực chống dịch lây lan, Thái Lan tuyên bố sẽ giảm thời gian nghỉ giữa mũi vaccine COVID-19 thứ hai và mũi tăng cường thứ ba xuống còn 3 tháng.

Taweesin Wisanuyothin, người phát ngôn của Lực lượng đặc nhiệm phòng chống COVID-19 của chính phủ Thái Lan cho biết: “Bởi Omicron đã lây nhiễm tràn lan, tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giảm tỷ lệ tử vong”. Những ai đã tiêm mũi hai vào tháng 8 hoặc tháng 9 nay đã có thể tiêm tiếp tục mũi 3 ngay lập tức tại bất kỳ trung tâm tiêm chủng nào trên cả nước.

Hơn 43 triệu dân, tương đương với 60% dân số Thái Lan đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine COVID-19, trong đó có 4,1 triệu người đã tiêm mũi tăng cường.

Quyên góp vaccine là hành động mang đầy ý nghĩa

COVID-19 đã và đang tiếp tục hoành hành trong năm nay và biến thể Omicron mới là một lời cảnh báo rằng vẫn còn một con đường dài phải chiến đấu với đại dịch.

Nhìn chung, đến cuối cùng, đại dịch vẫn là một câu chuyện về kinh tế, chính trị, cũng như là một mối đe dọa về sức khỏe.

Do đó, quyên góp vaccine và những hành động kinh tế của đại dịch đã trở thành những kênh chính để virus có thể tấn công vào cán cân quyền lực ở châu Á.

Đơn cử, Viện Lowy vừa công bố Chỉ số sức mạnh châu Á năm 2021 cho thấy, việc cung cấp vaccine sẽ rất có ý nghĩa khi các nước giàu hơn sẽ cung cấp nhiều hơn vaccine đến các quốc gia đang cần chúng.

Điều này sẽ giảm thiểu nhiều hơn các khó khăn kinh tế, ổn định khu vực và tạo ra phần thưởng cho các nhà tài trợ, qua đó mang lại 3 lợi ích với chi phí tương đối thấp.

Có thể nói rằng, nhu cầu cấp bách về vaccine để dập tắt sự hoành hành của biến thể Delta đã biến việc quyên góp vaccine trở thành một vấn đề - một kênh chính mang tầm ảnh hưởng lớn trong năm qua.

Cho đến nay, không có nước nào góp phần vào cơ chế này nhiều hơn Mỹ. Cụ thể, Mỹ đã tài trợ hơn 90 triệu liều vaccine COVID-19 cho châu Á, gấp đôi so với Trung Quốc, nhà tài trợ vaccine lớn nhất tiếp theo tính về tổng thể. Tính về bình quân vaccine COVID-19 trao trên đầu người cũng là nhiều hơn bất kỳ nhà tài trợ vaccine nào khác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cũng đã tích cực đóng góp liều lượng lớn cho các quốc gia đang cần vaccine...

Bên cạnh đó, việc quyên góp khẩu trang cũng đã được ghi nhận, trong đó Đài Loan đứng thứ hai về những nỗ lực của mình đối với nỗ lực chung của toàn cầu để chống lại đại dịch.

Ngoài lợi ích rõ ràng về sức khỏe cộng đồng, cũng như những yêu cầu bắt buộc về kinh tế và đạo đức kêu gọi khẩn cấp phải hành động, sự liên kết này sẽ tạo động lực cho các quốc gia cung cấp nhiều vaccine hơn, nhanh chóng hơn.

Các khoản đóng góp là rất cần thiết trong lúc này và vẫn sẽ rất quan trọng trong thời đại của các mũi tiêm tăng cường để phòng dịch. Song về cơ bản, tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 và vaccine vẫn sẽ tồn tại và làm rõ ràng thêm những thay đổi về lâu dài trong cán cân quyền lực của khu vực.

Kinh tế và sự thay đổi trong cán cân quyền lực của khu vực

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều phải trải qua suy thoái, hoặc suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong năm 2020 vừa qua. Tuy nhiên, năm 2021 chứng kiến các nền kinh tế tiên tiến mua và phân phối vaccine nhiều hơn so với các quốc gia đang phát triển.

Nếu động lực này tiếp diễn, phần lớn sẽ là các nước giàu có sẽ có thể phục hồi thuận lợi hơn sau đại dịch, trong khi các nền kinh tế đang phát triển lại bị tụt hậu phía sau.

Nhìn một cách tổng quan, các nước nghèo nhất sẽ có nguy cơ trở thành những nước kém phục hồi nhất. Nếu không có sự bao phủ đáng kể của tỷ lệ tiêm chủng, đại dịch vẫn có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, kéo theo căng thẳng kinh tế kéo dài.

Nếu không được kiểm soát tốt, tỷ lệ tiêm chủng và phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới sẽ để lại tình trạng của một khu vực bị phân tầng hơn, với khoảng cách là rất lớn giữa các siêu cường và các nước khác. Do đó, những hướng phát triển chiến lược trong khu vực thậm chí sẽ bị thu hẹp hơn nữa.

Một tin tốt là các nước giàu có có khả năng và động lực để giảm thiểu những tác động này.

Không ai có thể dự đoán được diễn biến tiếp theo của đại dịch sẽ như thế nào, nhưng việc cung cấp nhiều vaccine hơn cho các nước đang phát triển, cũng như cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho tiến trình triển khai tiêm chủng vaccine trên thực địa sẽ mang lại những tín hiệu, thành quả tích cực.

Đan Lê (Lược dịch từ Worldmeters & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.