Thứ Ba, 10/12/2019 11:53

Cắt giảm khí thải của ngành hàng không để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris

Hội đồng Quốc tế về Giao thông sạch (ICCT) ngày 9/6 cho biết, thế giới cần sự can thiệp sớm, tích cực và bền vững của chính phủ các nước nhằm cắt giảm lượng khí thải hàng không để đạt được các mục tiêu về nhiệt độ của Thỏa thuận Paris.

IATA kỳ ​​vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023Ngành hàng không gây áp lực lên quá trình biến đổi khí hậuNgành tái chế toàn cầu ảnh hưởng khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải nhựaTương lai phục hồi trong tầm tay của ngành hàng không toàn cầuPhục hồi ngành du lịch hàng không toàn cầu vào năm 2023 “là hợp lý”

Ngành hàng không là một trong những nguồn thải khí nhà kính lớn nhất. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ Online

Theo Hội đồng ICCT, các hãng hàng không phải bắt đầu cắt giảm lượng khí thải trước cuối thập kỷ này và nếu có thể là từ năm 2025 sẽ đạt được mục tiêu.

Được biết, Thỏa thuận khí hậu Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 yêu cầu các quốc gia hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức “thấp hơn” 2oC và 1,5oC nếu có thể. Hiện, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất đã tăng 1,2oC so với mức tiền công nghiệp.

Để dự báo lượng phát thải trong lĩnh vực hàng không, ICCT đã chạy 3 mô hình giả định các mức độ khác nhau của giao thông, cũng như hiệu quả sử dụng nhiên liệu và các yếu tố khác.

Tất cả chúng đều được cải thiện dựa trên kịch bản dự báo cơ bản khi ngành hàng không vẫn “kinh doanh như bình thường”, trong đó hoạt động của lĩnh vực hàng không sẽ thải ra gần 50 tỷ tấn CO2 vào giữa thế kỷ này – nhiều hơn lượng phát thải hằng năm từ tất cả các nguồn hiện nay.

Về mô hình lạc quan nhất, với giả định “đầu tư rộng rãi vào máy bay và nhiên liệu không Carbon, sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 và giảm dần vào năm 2050” – đến năm 2050 sẽ hỗ trợ giảm 22,5 tỷ tấn khí thải.

ICCT cho biết, điều này sẽ giúp ngành hàng không cắt giảm lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính xuống “một lượng phù hợp với sự nóng lên 1,75oC”. Tuy nhiên, mô hình này cũng đòi hỏi những chính sách tích cực để khiến lượng khí thải đạt đỉnh chậm nhất là vào năm 2030.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho 290 hãng hàng không, chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu vào tháng 10/2021 đã cam kết đạt được mục tiêu phát thải ròng vào năm 2050.

Được biết, ngành hàng không là một trong những nguồn thải khí nhà kính lớn nhất. Bên cạnh đó cũng là một trong những ngành khó khử Carbon nhất.

Nhiều chuyên gia đang bày tỏ sự tin tưởng vào những đổi mới trong nhiên liệu hydro, hay còn gọi là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) từ nguồn tái tạo, không phải nhiên liệu hóa thạch sẽ có thể đáp ứng những mục tiêu mà ngành hàng không đã đề ra.

Cải thiện hiệu quả hoạt động cũng có tiềm năng trong việc giảm thiểu ô nhiễm Carbon của ngành hàng không, các chuyên gia nhận định. Những cải tiến như vậy được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) tính toán mức chi phí là 1,55 nghìn tỷ USD kéo dài trong vòng 30 năm.

Hiện nay, các dự án của IATA vẫn tiếp tục tăng trưởng trong lĩnh vực du lịch hàng không.

Đến giữa thế kỷ này, ngành du lịch hàng không được dự kiến sẽ vận chuyển 10 tỷ hành khách, cao hơn gấp đôi so với 4,5 tỷ hành khách ghi nhận vào năm 2019, năm gần nhất không bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính
Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Nhằm hạn chế diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu thì giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu. Việt Nam đã có lộ trình thực hiện giảm phát thải để hướng đến phát triển bền vững.

Moody’s Triển vọng ngành hàng không toàn cầu dần khởi sắc
Moody’s: Triển vọng ngành hàng không toàn cầu dần khởi sắc

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây đã nâng triển vọng tín nhiệm đối với ngành hàng không toàn cầu từ tiêu cực sang “tích cực”, phản ánh việc triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ngày càng tăng ở khắp các nước sẽ thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, giúp ngành này phục hồi sau những tổn thất nặng nề do đại dịch.