Thứ Ba, 08/10/2019 21:30

Châu Á đang đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu

Châu Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, nhưng đồng thời cũng là nơi “đóng góp” lớn nhất vào sự nóng lên toàn cầu. Theo báo cáo của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, trong năm 2021, hơn 57 triệu người ở khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khí hậu.

Vai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậuChâu Á: Nhiệt độ bất thường gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi nămChâu Á có nguy cơ tổn thất 8,5 nghìn tỷ USD hàng năm do biến đổi khí hậuĐông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khác

Nhiều quốc gia ở châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Ảnh: Nautilus

Và đáng lo ngại, những rủi ro mà châu Á phải đối mặt sẽ ngày càng gia tăng.

Đầu tuần này, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ đã công bố một báo cáo nêu rõ rằng, những nỗ lực hiện tại để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hiện là chưa đủ.

Đặc biệt, những nỗ lực để giảm thiểu rủi ro đó vẫn chưa thực sự đầy đủ trên một số mặt, nhất là đối với Trung Quốc và Ấn Độ - hai trong số ba quốc gia phát thải lớn nhất trên thế giới.

Châu Á đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm khử carbon, vì khu vực này chiếm gần một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, khu vực này thể hiện sự không đồng đều, với mức độ phát thải và dễ bị tổn thương thay đổi đáng kể theo từng quốc gia.

Theo CNBC, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã đạt được một số tiến bộ trong các nỗ lực nhằm giảm thiểu lượng phát thải làm nóng hành tinh, nhưng những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của châu Á lại nằm ở những nơi khác.

Ví dụ, Đông Nam Á có mực nước biển dâng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới và gánh chịu nhiều nguy cơ khí hậu. Mặc dù mọi quốc gia ở Đông Nam Á đã ký Hiệp định Khí hậu Paris, nhưng hầu hết đều có ít chiến lược để ngăn chặn những rủi ro khí hậu nghiêm trọng nhất.

Ngân hàng Phát triển châu Á cảnh báo, nếu biến đổi khí hậu không được kiểm soát, nền kinh tế Đông Nam Á có thể giảm 11% vào cuối thế kỷ này.

Theo ông Woetzel, chuyên gia của McKinsey, “các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ cần đầu tư nhiều hơn mức trung bình toàn cầu, tính theo tỷ trọng GDP, để đảm bảo tăng trưởng ít phát thải và khử carbon”.

Cho đến nay, bất chấp những nỗ lực của châu Á, các mô hình khí hậu mô phỏng cho thấy vẫn sẽ khó hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C ngay cả khi đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc lồng ghép các chính sách khí hậu vào các kế hoạch phát triển quốc gia là “việc quan trọng trước mắt” để giảm thiểu tác hại của sự gia tăng nhiệt độ, IPCC khuyến nghị.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Reuters & CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...