Thứ Tư, 05/12/2018 11:19

Châu Á nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng

Theo thông tin đăng tải trên trang CNBC, châu Á – Thái Bình Dương đang nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao ở nhiều nơi trong khu vực, một số nước thậm chí còn ghi nhận chỉ số nhiễm bệnh cao ở mức kỷ lục.

Lãnh đạo thế giới cam kết tài trợ 2,4 tỷ USD cho cơ chế COVAXCác nước châu Á đề nghị được chia sẻ lượng vaccine mà Mỹ hỗ trợDịch COVID-19: Canada kéo dài thời hạn sử dụng vaccine AstraZenecaDịch COVID-19: Mỹ nới lỏng hạn chế đối với người đã tiêm phòngThế giới cần 7 năm để chấm dứt đại dịch Covid-19?

Tính đến 8h04p ngày 5/6, thế giới ghi nhận hơn 173 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 3,7 ca tử vong và khoảng 156 triệu người đã bình phục. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ

Hiện châu Á đang trải một đợt gia tăng về số ca nhiễm COVID-19 đáng lo ngại.

Trong vòng 1 tháng qua, Ấn Độ, Nepal, Malaysia, Nhật Bản và Đài Loan nằm trong số những quốc gia đã phá kỷ lục về số ca nhiễm mới ghi nhận hàng ngày. Tình trạng này buộc các nhà chức trách phải đưa ra những hạn chế mới để giảm nhẹ tình trạng lây nhiễm.

Theo kết quả phân tích dữ liệu của CNBC được tổng hợp bởi trang web thống kê Our World In Data tính đến đầu tháng này, tại các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương, cứ trên 100 người sẽ có khoảng 23,8 liều vaccine COVID-19 đã được tiêm chủng cho người dân trong khu vực.

Con số này thấp hơn nhiều so với mức 61,4 liều/100 người ghi nhận ở Bắc Mỹ và 48,5 liều/100 người ở châu Âu. Cũng theo kết quả phân tích, châu Phi là khu vực có tốc độ tiêm chủng chậm nhất, chỉ 2,5 liều/100 người.

Trong một diễn biến có liên quan, các nhà kinh tế tại Ngân hàng Natixis (Pháp) đã theo dõi nguồn cung vaccine và tiến độ tiêm chủng trên khắp châu Á – Thái Bình Dương, qua đó nhận định trong một ghi chú đưa ra vào tháng trước rằng mặc dù thiếu hụt nguồn cung vaccine đã được xem là yếu tố chính khiến khu vực này chậm hơn trong tiến trình tiêm chủng, song vẫn chưa có phương án giải quyết và đến nay, nhiều quốc gia vẫn đang đối diện với vấn đề này.

Được biết, một số quốc gia ở khu vực biên giới và các thị trường mới nổi ở châu Á dựa vào COVAX để tiếp cận với vaccine. Song nguồn cung vaccine của COVAX đang đứng trước rủi ro bởi Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu vaccine. Ấn Độ là nơi có Viện huyết học Ấn Độ (Serum Institite of India), là nhà cung cấp vaccine chính cho COVAX.

Fitch Solutions cảnh báo, nếu hoạt động xuất khẩu của Ấn Độ không sớm được nối lại, nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp sẽ phải trì hoãn tiến trình tiêm chủng hơn nữa.

Dựa trên tỷ lệ tiêm chủng hiện tại, các nhà kinh tế của Natixis dự đoán rằng Singapore và Trung Quốc sẽ có thể tiêm chủng cho 70% dân số trong năm nay, tương tự như Mỹ và Anh. Đây là ngưỡng mà chuyên gia nhận định là cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng. Đó là khi virus không lây truyền nhanh nữa vì hầu hết mọi người đã được miễn dịch.

Các nhà kinh tế cho biết, các nền kinh tế châu Á đang nỗ lực để có được nguồn cung vaccine và có thể sẽ khó đạt được ngưỡng cần thiết cho đến năm 2025 hoặc lâu hơn. 

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.