Thứ Ba, 14/01/2020 21:49

Châu Á - Thái Bình Dương: Lạm phát tồn tại ở mức độ khác nhau theo từng nền kinh tế

Tờ The Edge Markets ngày 14/7 đăng tải bài viết của các nhà kinh tế thuộc Bộ phận Phân tích của Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho hay, thời tiết khắc nghiệt, đại dịch COVID-19, các đợt phong tỏa tại Trung Quốc, và cuộc xung đột Nga - Ukraine trong năm nay đã tác động đến các chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá cả tăng vọt.

Biến đổi khí hậu – mối đe dọa an ninh lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình DươngChâu Á-Thái Bình Dương lại đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới của COVID-19Nhật Bản - Australia tăng cường hợp tác quốc phòng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Người dân mua sắm thực phẩm trong một siêu thị ở thành phố Sydney, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Lạm phát cao gây ra khó khăn, bởi giá cả leo thang làm giảm sức mua và tăng thêm chi phí đầu vào. Trong năm 2022, lạm phát cũng làm trầm trọng thêm mối lo của các doanh nghiệp và hộ gia đình, vốn đã phải trải qua 2 năm đầy biến động. Nhiều ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nỗ lực kiềm chế lạm phát từ mức cao nhất trong nhiều năm bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong bối cảnh các chỉ số lạm phát gia tăng vào những tháng gần đây, câu hỏi đặt ra là lạm phát sẽ kéo dài bao lâu? Liên quan đến vấn đề này, các nhà kinh tế của Moody's đã thực hiện đo lường mức độ tồn tại của lạm phát. Trong đó, dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được điều chỉnh theo mùa trong giai đoạn 2000-2019 ở các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương khác nhau đã được sử dụng để tính toán lạm phát hàng quý.

Phân tích chỉ ra, lạm phát dự kiến sẽ giảm tương đối nhanh khi giá cả hàng hóa thu hẹp; song, các yếu tố cụ thể theo từng quốc gia có thể dẫn đến những kết quả lạm phát khác nhau. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, phải mất trung bình khoảng 10 tuần để một cú sốc lạm phát giảm đi một nửa tác động đối với các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Trong số các nền kinh tế được phân tích, Indonesia và Malaysia tuy là những nền kinh tế đang phát triển, lịch sử đã cho thấy lạm phát có khả năng trở lại mức bình thường hơn, với tốc độ tương tự như ở các nền kinh tế phát triển. Điều này có thể phản ánh việc sử dụng tương đối lớn các trợ cấp của Chính phủ, nhằm giữ giá cả trong nước ở mức thấp, do đó làm giảm tình trạng lạm phát kéo dài. Ngoài ra, đây cũng là những quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, như các loại hàng hóa năng lượng và quặng khoáng sản; giúp làm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và mức độ ảnh hưởng liên quan đến lạm phát nhập khẩu.

Mặt khác, việc lạm phát kéo dài hơn ở các nền kinh tế phát triển hơn như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Hàn Quốc có thể được giải thích bởi sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, khiến những nền kinh tế này dễ bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát nhập khẩu. Hơn nữa, đây là những nền kinh tế chuyên về các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, thường sử dụng nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu để sản xuất thành phẩm.

Bên cạnh đó, tại Australia và New Zealand, các ngân hàng trung ương đã áp dụng thành công chính sách tiền tệ để giữ lạm phát trong phạm vi mục tiêu trong thời gian 20 năm, và được hỗ trợ bởi các chính sách của Chính phủ. Điều này góp phần làm cho lạm phát tồn tại ở mức độ thấp.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Edge Markets)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá
Lạm phát và 3 kịch bản điều hành giá

Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao tiếp tục kéo dài và khả năng suy thoái ngày càng rõ nét hơn. Vậy áp lực lạm phát nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức
Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức

Ngày 11/1, Diễn đàn Tài chính châu Á (AFF) 2023 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong ngày đầu tiên tham dự diễn đàn, các chuyên gia kinh tế và ngân hàng cấp cao cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay -vốn dễ bị “sốc” hơn, nhưng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến những tín hiệu khả quan từ quý II tới.

Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023
Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023

Tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là một trong những nhiệm vụ được ngành văn hóa, thể thao nêu bật tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chiều 11/1.