Thứ Ba, 02/04/2019 10:23

Châu Á và “cú trở mình” trong công tác tiêm chủng phòng COVID-19

Khi Mỹ và châu Âu tăng cường triển khai chương trình tiêm chủng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương vốn từng được ca ngợi nhờ phản ứng tốt với đại dịch, đã phải vật lộn để chống lại sự hoành hành của COVID-19.

Châu Á tăng tốc tiêm phòng COVID-19Cần tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19 ở khu vực châu Á – Thái Bình DươngDu lịch châu Á đang phục hồi, song rủi ro vẫn cònChâu Á nỗ lực thúc đẩy tiêm chủngTạm ngừng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á

Các quốc gia châu Á đang đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 để kiểm soát dịch bệnh, tiến đến bình thường hóa cuộc sống càng nhanh càng tốt. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Tuy nhiên, giờ đây, nhiều quốc gia trong số “những nước bị tụt hậu” đã và đang tăng tốc về phía trước, làm dấy lên hi vọng quay trở lại bình thường hóa cuộc sống sau nhiều lần phải áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế nghiêm trọng.

Sự thay đổi này là một minh chứng cho thành công của khu vực trong việc đảm bảo các nguồn cung cấp và giải quyết những khó khăn trong các chương trình tiêm chủng, cũng như chống lại sự do dự tiêm chủng.

Cụ thể, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia thậm chí đã vượt qua Mỹ trong tỷ lệ về số liều vaccine được tiêm trên 100 người – một tốc độ dường như không thể tưởng tượng được vào mùa xuân. Một số nước đã chiến thắng Mỹ trong việc tiêm chủng đẩy đủ cho dân số, hoặc đang nỗ lực hạn chế sự nguy hiểm của biến thể Delta.

Tại Hàn Quốc, các nhà chức trách cho biết vaccine đã giúp hầu hết các bệnh nhân không phải nhập viện vì tình trạng bệnh trở nặng. Theo dữ liệu thu thập trong giai đoạn từ tháng 5 – tháng 8/2021 bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, khoảng 0,6% những người được tiêm chủng đầy đủ bị tái nhiễm COVID-19 thể nặng và chỉ 0,1% tử vong.

Trong khi đó tại Nhật Bản, số các trường hợp COVID-19 nghiêm trọng đã giảm đi một nửa trong tháng trước, xuống mức hơn 1.000 ca/ngày. Số ca nhập viện cũng giảm mạnh từ mức hơn 230.000 trường hợp ghi nhận vào cuối tháng 8 xuống còn khoảng 31.000 trường hợp ghi nhận vào ngày 28/9 vừa qua.

Tuy nhiên, khu vực vẫn còn phải đối mặt với rủi ro. Điều này được thể hiện rõ nhất khi hầu hết các quốc gia không tự sản xuất vaccine, do đó các nước có thể phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung nếu chính phủ các nước phê duyệt tiêm mũi vaccine tăng cường.

Ở Đông Nam Á, việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 còn chậm và không đồng đều, khiến triển vọng kinh tế tại đây không mấy khả quan. Được biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) gần đây đã hạ triển vọng tăng trưởng năm 2021 đối với các nước đang phát triển trong khu vực châu Á xuống còn 7,1%, thấp hơn so với dự đoán đưa ra trước đó là 7,3%, một phần do vấn đề tiêm chủng.

Song nhìn chung, đối với toàn khu vực, sự thay đổi đã diễn ra khá ấn tượng. Hầu hết người dân châu Á đều tin tưởng chính phủ của họ sẽ làm điều đúng đắn và sẵn sàng đặt nhu cầu của cộng đồng lên trên lợi ích của từng cá nhân.

Ở châu Á, có một niềm tin rộng rãi rằng tiêm vaccine là cách duy nhất để thoát khỏi đại dịch. Trong tháng này, khi một trung tâm tiêm chủng tại Tokyo (Nhật Bản) đã cung cấp 200 liều vaccine cho những người trẻ tuổi, nhiều người đã xếp hàng từ sáng sớm, tao nên nhiều hàng người kéo dài qua nhiều tòa nhà.

Tại Hàn Quốc, khi chính phủ triển khai tiêm chủng cho những người trên 50 tuổi, khoảng 10 triệu người đã đăng nhập vào trang web của chính phủ để đăng ký tiêm. Hệ thống được thiết kế để xử lý tối đa 300.000 nhu cầu cùng một lúc thậm chí đã tạm thời xảy ra sự cố.

Cần phải thừa nhận rằng, những người ở các nước nghèo hơn có cuộc sống bị hạn chế bởi các đợt cấm vận đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiêm chủng.

Arisman, 35 tuổi, một tài xế xe ôm ở Jakarta (Indonesia) cho biết anh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Sinovac của Trung Quốc vào tháng 7, bởi công việc của anh phải tiếp xúc với nhiều người.

“Nếu tôi bị ốm, tôi sẽ không thể đi làm và nhận lương”, Arisman, cũng như nhiều người khác ở Indonesia chia sẻ.

Tikki Pangestu, đồng chủ tịch của Liên minh Tiêm chủng châu Á – Thái Bình Dương, một nhóm chuyên đánh giá khả năng sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19 của khu vực cho biết, việc thiếu mạng lưới an toàn xã hội ở nhiều quốc gia châu Á là lý do thúc đẩy các chính quyền tại đây triển khai chương trình tiêm chủng một cách nhanh chóng.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.