Thứ Tư, 04/07/2018 09:25

Cơ hội trỗi dậy của Châu Á-Thái Bình Dương hậu khủng hoảng Covid-19

Giống như Hydra – quái vật nhiều đầu trong thần thoại Hy Lạp, đại dịch Covid-19 vẫn là một thách thức lớn sau 1 năm kể từ khi trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở Vũ Hán, Trung Quốc

Australia: Số ca nhiễm COVID-19 tăng, người dân bắt buộc đeo khẩu trangSingapore và Malaysia huỷ bỏ dự án đường sắt cao tốc chungẤn Độ chuẩn bị cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 thứ 2Nga triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 cho hơn 800.000 ngườiNhật Hoàng tri ân các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnh

Châu Á Thái Bình Dương đang đứng trước cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ sau khủng hoảng Covid-19. Ảnh: Reuters

Cú sốc đa tầng từ đại dịch Covid-19

Đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Covid-19 đem lại một cú sốc đa tầng: bản thân đại dịch, tác động kinh tế từ các biện pháp chống dịch và ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu do đại dịch. Tuy nhiên, tác động lâu dài của Covid-19 đối với khu vực sẽ không phụ thuộc nhiều vào bản thân đại dịch mà phụ thuộc vào các quyết sách và cách phản ứng của các nước.

Do sự kết hợp của các cú sốc cả trong và ngoài mỗi nước, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dự báo tăng trưởng dưới 1% trong năm 2020, mức thấp nhất kể từ năm 1967. Nghèo đói trong khu vực cũng lần đầu tiên gia tăng trong 20 năm qua.

Điều tồi tệ hơn, Covid-19 có thể để lại tác động lâu dài đối với tăng trưởng toàn diện trong dài hạn. Nợ công gia tăng cùng với sự bất ổn có thể sẽ kìm hãm đầu tư công và tư, đồng thời dấy lên rủi ro đối với sự ổn định kinh tế. Đau ốm, mất an ninh lương thực, mất việc làm, trường học đóng cửa có thể dẫn tới việc xói mòn nguồn nhân lực và tổn thất thu nhập kéo dài suốt đời.

Sự gián đoạn của thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu có thể ảnh hưởng đến năng suất do việc phân bổ nguồn lực giữa các ngành và doanh nghiệp kém hiệu quả hơn, đồng thời làm giảm sự lan tỏa của công nghệ. Nếu không được khắc phục, hậu quả của đại dịch có thể làm giảm tăng trưởng khu vực trong thập kỷ tới với 1 điểm phần trăm mỗi năm. Người nghèo sẽ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì mức độ tiếp cận bệnh viện, trường học, việc làm và tài chính của họ thấp hơn so với các nhóm khác.

Đó không phải là những dự báo xa vời. Tuy nhiên, các nước có thể tránh được những hậu quả tiêu cực bằng việc ưu tiên những chính sách phù hợp.

Những chính sách phù hợp biến thách thức thành cơ hội

Việc xây dựng năng lực nhằm kiểm tra, truy tìm và khoanh vùng các trường hợp mắc Covid-19 sẽ vẫn rất quan trọng, không chỉ cho đến khi có vaccine mà còn trong suốt thời gian dài triển khai chương trình tiêm vaccine.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, các chiến lược dựa trên kết quả thử nghiệm có thể đã “phóng đại” tác động của vaccine. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị phân phối vaccine một cách hiệu quả và công bằng sẽ tạo điều kiện phục hồi kinh tế cũng như góp phần ổn định xã hội.

Cải cách tài chính có thể cho phép chính phủ các nước chi nhiều tiền hơn cho cứu trợ mà không phải hy sinh đầu tư công. Việc hỗ trợ cho các công ty phải được liên kết với các tiêu chí khách quan, không chỉ liên quan đến hiệu suất trong quá khứ hoặc những tổn thất hiện tại mà còn cả tiềm năng phát triển trong tương lai.

Các chính phủ cần có cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng của các doanh nghiệp nhỏ và người nghèo đối với các công nghệ kỹ thuật số đã trở nên thiết yếu kể từ khi đại dịch bùng phát. Những công nghệ này đã giảm thiểu tác động tiêu cực của việc đóng cửa trường học, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua thương mại điện tử và giao hàng tận nhà trong thời gian đóng cửa. Những lợi ích đó cần được phổ biến rộng rãi và công bằng.

Tăng cường cải cách và hợp tác thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ - chẳng hạn như tài chính, vận tải và thông tin liên lạc - sẽ nâng cao năng suất và giúp mọi người tận dụng các cơ hội mới. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gần đây là một bước khởi đầu đáng hoan nghênh.

Cuối cùng, sự phục hồi cần phải bền vững. Các nền kinh tế trong tương lai cần phải đảm bảo khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai tốt hơn. Trong thập kỷ qua, khu vực này đã đáp ứng nhu cầu năng lượng thông qua việc mở rộng quy mô sản xuất điện từ than, trong khi sự suy thoái của môi trường tự nhiên - bao gồm các khu rừng, sông và đại dương - vẫn tiếp tục diễn ra.

Đầu tư vào năng lượng sạch, các tài sản “xanh” sẽ là chìa khóa cho các cơ hội việc làm và kinh tế trong tương lai, cũng như tạo ra các lợi ích về sức khỏe địa phương và khí hậu toàn cầu. Các tuyên bố của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm đạt mục tiêu giảm khí thải carbon vào giữa thế kỷ cũng như việc Philippines cấm các nhà máy nhiệt điện than mới, đang truyền cảm hứng và khuyến khích nhiều quốc gia đi theo hướng này.

Đông Á là khu vực đầu tiên đối mặt với đại dịch Covid-19 và có thể sẽ là khu vực đầu tiên phục hồi trong năm 2021. Khu vực này có thể biến cuộc khủng hoảng do đại dịch đem lại thành lợi thế lâu dài của bằng cách áp dụng các chính sách táo bạo và đầy hứa hẹn.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.